Câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 CTST bản 2 chủ đề 6: Phòng chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ cảnh quan

Câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo bản 2 bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm chủ đề 6: Phòng chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ cảnh quan Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo bản 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Theo em, danh lam thắng cảnh là gì?

  • A. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học
  • B. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
  • C. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
  • D. Danh lam thắng cảnh là địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

Câu 2: Theo em, mục đích của việc giới thiệu danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương là gì?

  • A. Khai thác triệt để tiềm năng du lịch từ các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp của quê hương.
  • B. Chỉ thu hút khách du lịch nước ngoài đến để quảng bá vẻ đẹp quê hương, xứ sở đến bạn bè quốc tế.
  • C. Ca ngợi vẻ đẹp đồng thời quảng bá hình ảnh danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp quê hương đến cộng đồng.
  • D. Đem lại tầm ảnh hưởng và nổi tiếng của quê hương đến với công chúng, thu hút khách du lịch trong nước

Câu 3:  Theo em, quảng bá là gì?

  • A. Là các hình thức tuyên truyền miễn phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng.
  • B. Là các hình thức tuyên truyền bằng cách trả phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt hình ảnh đến với người dân.
  • C. Là các hình thức tuyên truyền bằng cách trả phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt thông tin đến với người được hướng tới.
  • D. Là các hình thức tuyên truyền bằng cách trả phí hoặc không trả phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt thông tin đến với mọi người.

Câu 4: Theo em, môi trường là gì?

  • A. Là các yếu tố quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
  • B. Là yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
  • C. Là các yếu tố tự nhiên bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
  • D. Là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên

Câu 5: Theo em, thiên nhiên là gì?

  • A. Là tất cả những gì bao quanh con người mà không do bàn tay con người tạo nên.
  • B. Là tất cả những gì do bàn tay con người tạo nên.
  • C. Là tất cả những gì bao quanh con người mà bàn tay con người tạo nên.
  • D. Là tất cả những gì không do bàn tay con người tạo nên.

Câu 6: Theo em, thực trạng là gì?

  • A. là nghĩa vụ của mỗi người nên thực hiện hoặc hoàn thành.
  • B. Phản ánh sự thật khách quan những gì xảy ra ở thời điểm quá khứ.
  • C. Phản ánh sự thật chủ quan những gì xảy ra ở thời điểm tương lai.
  • D. Phản ánh sự thật chủ quan những gì xảy ra ở thời điểm hiện tại.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Nghiêm cấm hành vi chặt phá rừng.
  • B. Phủ xanh đất trống đồi trọc. 
  • C. Bảo vệ rừng phòng hộ, nguyên sinh.
  • D. Khai thác rừng trái phép.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải mục đích tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Khai thác triệt để phục vụ phát triển kinh tế.
  • B. Thể hiện niềm tự hào đối với quê hương.
  • C. Quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên quê hương.
  • D. Thu hút sự chú ý của khách du lịch.

Câu 3: Đâu không phải là một thắng cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh?

  • A. Bến cảng nhà Rồng.
  • B. Công viên Đầm Sen.
  • C. Dinh Độc Lập.
  • D. Dinh vua Mèo.

Câu 4: Đâu không phải là một thắng cảnh của Hà Nội

  • A. Hồ Hoàn Kiếm. 
  • B. Đền Ngọc Sơn.
  • C. Hoàng Thành Thăng Long
  • D. Chùa Bái Đính. 

Câu 5: Đâu không phải là một vấn đề môi trường tự nhiên ở địa phương?

  • A. Đất. 
  • B. Không khí.
  • C. Nước. 
  • D. Văn hóa.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không đúng khi đề xuất cách bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên quê hương?

  • A. Giới thiệu với mọi người về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên. 
  • B. Thực hiện các quy định về bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.
  • C. Khai thác vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên cho phát triển du lịch, dịch vụ.
  • D. Tuyên truyền để mọi người cùng chung tay bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.

Câu 7: Đâu không phải là nguyên nhân tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường?

  • A. Nguyên vật liệu làm suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên.
  • B. Sự thiếu đồng bộ trong việc sản xuất và kinh doanh.
  • C. Rác thải trong quá trình sản xuất chưa được xử lí đúng cách.
  • D. Khí thải phát ra bầu khí quyển trong quá trình sản xuất.

Câu 8: Đâu không phải là cách thực hiện bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Vô tâm trong các hoạt động bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
  • B. Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh danh lam, thắng cảnh.
  • C. Vận động người dân nâng cao ý thức giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.
  • D. Đưa ra các sáng kiến mới để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Thực hành cách giải quyết tình huống sau: 

Em cùng lớp tham quan một danh lam nổi tiếng ở địa phương. Buổi trưa cả lớp cùng nhau chuẩn bị đồ ăn và cắm trại. Lúc này có một số bạn chuẩn bị đồ ăn đã xả rác bừa bãi.

  • A. Em sẽ góp ý với các bạn để gọn rác vào một chỗ tập kết để xử lí sau khi tham quan xong.
  • B. Em sẽ lên tiếng phê bình các bạn và trực tiếp thông báo với giáo viên đi cùng đoàn.
  • C. Em sẽ phụ các bạn chuẩn bị đồ ăn và tham gia cắm trại.
  • D. Em sẽ khuyên các bạn nên lập tức dừng việc chuẩn bị đồ ăn và dọn dẹp cảnh quan khu danh lam.

Câu 2: Thực hành cách giải quyết tình huống sau:

Tình huống: Trong một lần khi đi thăm Hồ Gươm, Nam thấy có một người chú lớn tuổi dắt một bạn cún đi cùng thế nhưng người chú lại để bạn cún đi vệ sinh lung tung.

  • A. Nam sẽ cùng mọi người xung quanh cùng nhau nhắc nhở người chú lớn tuổi đó.
  • B. Nam sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở người chú lớn tuổi để cho bé cún đi vệ sinh đúng nơi quy định.
  • C. Nam sẽ khuyên người chú lớn tuổi không nên đem cún vào khi đi bộ.
  • D. Nam sẽ lên tiếng phê bình và thông báo với ban quản lí.

Câu 3: Thực hành cách giải quyết tình huống sau:

Tình huống: Trong khu dân cư nhà Lam sinh sống có một bãi rác tự phát.

  • A. Lam sẽ làm biển báo phạt tiền nếu vứt rác không đúng quy định.
  • B. Lam sẽ cùng mọi người bắt quả tang những người vứt rác bừa bãi.
  • C. Lam sẽ lên tiếng phê bình và thông báo với tổ dân phố.
  • D. Lam sẽ làm biển báo và báo cáo với tổ dân phố để giải quyết vấn đề.

Câu 4: Thực hành giải quyết tình huống sau:

Tình huống: Hải được giao bán các mặt hàng đồ ăn nhanh tại hội chợ của lớp. Các bạn sau khi mua, ăn xong bèn vứt túi ni lông ngay tại quầy của Hải

  • A. Hải sẽ nhắc nhở các bạn vứt rác đúng nơi quy định tránh làm bẩn sân trường.
  • B. Hải sẽ cùng mọi người xung quanh nhặt rác.
  • C. Hải sẽ tiếp tục bán hàng và cử bạn khác đi nhặt rác.
  • D. Hải sẽ lên tiếng phê bình và thông báo với giáo viên của lớp.

Câu 5: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:

“Việc phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường là trách nhiệm của.........”

  • A. chính phủ. 
  • B. nhà nước. 
  • C. cơ quan chức năng. 
  • D. toàn xã hội. 

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đâu là thắng cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh?

  • A. Vịnh Vân Phong.
  • B. Nhà thờ Đức Bà. 
  • C. Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • D. Đèo Mã Pì Lèng. 

Câu 2: Đâu là danh lam thắng cảnh được UNESCO 3 lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?

  • A. Vịnh Hạ Long. 
  • B. Kinh thành Huế. 
  • C. Hoàng thành Thăng Long. 
  • D. Tràng An. 
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo bản 2 chủ đề 6: Phòng chống ô nhiễm môi, Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo bản 2 chủ đề 6: Phòng chống ô nhiễm môi, Câu hỏi trắc nghiệm chủ đề 6: Phòng chống ô nhiễm môi Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo bản 2

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net