1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Phương án nào sau đây là ứng dụng hỗ trợ và phổ biến tệ nạn trên mạng?
- A. Internet Banking.
- B. Mua sắm trực tuyến.
- C. Học online.
D. Tổ chức đánh bạc trực tuyến.
Câu 2: Hành vi nào sau đây là thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số?
A. Dùng từ ngữ phản cảm khi bình luận trên các diễn đàn, mạng xã hội.
- B. Sử dụng phần mềm không có bản quyền.
- C. Làm lộ thông tin cá nhân, tổ chức gây ảnh hưởng xấu.
- D. Sử dụng dữ liệu của người khác mà không xin phép.
Câu 3: Văn bản nào quy định chi tiết việc bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin?
- A. Luật An ninh mạng.
- B. Luật An toàn thông tin.
C. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.
- D. Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11.
Câu 4: Tự ý đăng địa chỉ nhà của người khác là
- A. hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ, sở hữu tài sản, đánh bạc,...
B. hành vi vi phạm quyền nhân thân, uy tín của cá nhân và tổ chức.
- C. hành vi vi phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
- D. hành vi vi phạm đến việc bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Công nghệ kĩ thuật số có tác động tiêu cực đến quyền riêng tư như thế nào?
- A. Gây mất ngủ.
- B. Ít giao tiếp.
C. Thông tin cá nhân có thể bị rò rỉ và sử dụng bất hợp pháp.
- D. Gây nghiện Internet.
Câu 2: Công nghệ kĩ thuật số có tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào?
- A. Nguy cơ thất nghiệp tăng.
- B. Tổn hại thị lực.
- C. Giúp tiết kiệm thời gian di chuyển.
D. Tạo ra rác thải điện tử.
Câu 3: Công nghệ kĩ thuật số có tác động tiêu cực đến xã hội như thế nào?
- A. Thúc đẩy các nền kinh tế truyền thống chuyển đổi sang kinh tế tri thức.
- B. Hạn chế những ý tưởng sáng tạo do thói quen tìm kiếm trên Google.
C. Khiến cho một bộ phận người dân yếu thế như người già, người khuyết tật ngày càng tụt hậu.
- D. Tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường, ung thư và béo phì do ít vận động.
Câu 4: Phương án nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của công nghệ số đến đời sống con người?
- A. Thông tin cá nhân bị rò rỉ và sử dụng bất hợp pháp.
B. Cung cấp các công cụ giáo dục tiên tiến.
- C. Thiết bị số nhanh chóng trở nên lỗi thời.
- D. Người dân ở các vùng khó khăn ngày càng tụt hậu.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Công nghệ kĩ thuật số giúp tạo ra một nền giáo dục hiện đại và tiên tiến như thế nào?
- A. Cải thiện quy trình tuyển dụng, thu thập và phân tích dữ liệu kinh doanh chính xác hơn.
B. Các nguồn tài nguyên trực tuyến không giới hạn phục vụ cho việc nghiên cứu.
- C. Tạo điều kiện cho việc mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến.
- D. Tạo ra lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
Câu 2: Ví dụ về việc con người quá lệ thuộc vào công nghệ kĩ thuật số để giải quyết những vấn đề nhỏ trong cuộc sống là
- A. Việc lộ thông tin tài khoản ngân hàng có thể bị mất tiền trong tài khoản.
- B. Lừa đảo qua mạng.
C. Học sinh lười suy nghĩ, nhờ trí tuệ nhân tạo làm bài tập về nhà.
- D. Gia tăng ô nhiễm môi trường.
Câu 3: Công nghệ kĩ thuật số có tác động tiêu cực đến sức khoẻ tinh thần của con người như thế nào?
- A. Gây ra các vấn đề về cột sống.
- B. Suy giảm sự sáng tạo.
- C. Thách thức về an ninh dữ liệu.
D. Nguy cơ trầm cảm và lo lắng.
Câu 4: Việc lộ thông tin cá nhân trên Internet dẫn đến hậu quả gì?
- A. Giảm kết nối, tương tác trực tiếp giữa người với người.
B. Tài khoản bị mạo danh.
- C. Thay đổi thói quen sinh hoạt.
- D. Hình thành thói quen thích được chú ý.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Môi trường kinh doanh toàn cầu được tạo ra bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công nghiệp 4.0. Dưới sự phát triển bùng nổ của thời đại Internet, công nghiệp 4.0 trong thời đại này đã tạo ra những phát minh thay đổi hoàn toàn cách các doanh nghiệp vận hành. Em hãy tìm hiểu thông tin trên Internet và cho biết công nghệ nào cho phép người dùng có thể sử dụng các dịch vụ lưu trữ thông tin nhờ vào các nhà cung cấp như Facebook, Office 365, YouTube,…?
- A. Trí tuệ nhân tạo (AI).
B. Điện toán đám mây (Cloud Computing).
- C. Khai phá dữ liệu (Data Mining).
- D. Internet vạn vật (Internet of Things).