A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận được gọi là
A. Cạnh tranh.
B. Cung – cầu
C. Sản xuất.
D. Học hỏi kinh nghiệm.
Câu 2: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là giành nhiều
A. Hợp đồng.
B. Ưu thế về khoa học và công nghệ.
C. Ưu thế về chất lượng.
D. Lợi nhuận.
Câu 3: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ
A. Đang lưu thông trên thị trường
B. Hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
C. Đã có mặt trên thị trường
D. Do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường
Câu 4: Tác dụng của cung – cầu là gì?
A. Điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. Làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa.
C. Dự đoán xu thế biến động của giá cả.
D. Giảm tình trạng lạm phát tăng cao
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của cạnh tranh?
A. Giành nguồn nguyên liệu.
B. Giành ưu thế về khoa học công nghệ.
C. Giải quyết mâu thuẫn giữa các chủ thể kinh tế.
D. Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa.
Câu 6: Nguyên nhân của cạnh tranh là
A. Những nhà sản xuất có bất đồng quan điểm.
B. Các chủ thể kinh tế độc lập và điều kiện và lợi ích khác nhau.
C. Các chủ thể kinh tế sản xuất các mặt hàng khác nhau.
D. Những nhà sản xuất muốn thi đua với nhau giành các giải thưởng.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
D. Gây rối loạn thị trường.
Câu 8: Thị trường lao động được cấu thành bởi 3 yếu tố là:
A. cung, cầu và năng suất lao động.
B. cung, cầu và giá cả sức lao động.
C. cung, cầu và chất lượng lao động.
D. cung, cầu và trình độ chuyên môn.
Câu 9: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “Thị trường việc làm là nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa ………. về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc”.
A. người lao động với nhau.
B. người sử dụng lao động với nhau.
C. người lao động và người sử dụng lao động.
D. người lao động với nhân viên môi giới việc làm.
Câu 10: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “Thị trường lao động là nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa ……………… về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động”.
A. người lao động với nhau.
B. người sử dụng lao động với nhau.
C. người sử dụng lao động và người lao động.
D. người lao động với nhân viên môi giới việc làm.
Câu 11: Thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm có vai trò
A. giúp các doanh nghiệp điều tiết lực lượng lao động.
B. nâng cao kiến thức cho người lao động và người sử dụng lao động.
C. là cơ sở để người sử lao động tìm được việc làm phù hợp cho mình.
D. là cầu nối trong việc gắn kết thị trường lao động với thị trường việc làm.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
A. Sự mất cân đối giữa lượng cung và cầu trên thị trường lao động.
B. Người lao động thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng làm việc.
C. Nền kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.
D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nên đặt ra yêu cầu mới về chất lượng lao động.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay?
A. Lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.
B. Lao động được đào tạo tăng lên và chiếm ưu thế so với lao động chưa qua đào tạo.
C. Tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ tăng nhanh hơn khu vực sản xuất.
D. Lao động trong công nghiệp và dịch vụ giảm; lao động trong nông nghiệp tăng.
Câu 14: Căn cứ theo nguồn gốc, thất nghiệp được chia thành mấy loại hình?
A. 3 loại hình.
B. 4 loại hình
C. 5 loại hình.
D. 6 loại hình.
Câu 15: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
A. Người lao động thiếu kĩ năng làm việc.
B. Người lao động bị sa thải do vi phạm kỉ luật.
C. Tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có.
D. Sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.
Câu 16: Thất nghiệp là tình trạng người lao động
A. có nhiều cơ hội việc làm nhưng không muốn làm việc.
B. mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
C. muốn tìm công việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ.
D. muốn tìm công việc yêu thích và và gần với địah bàn cư trú.
Câu 17: Chỉ số CPI được tính như thế nào?
A. CPI="Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì t" /"Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì gốc" x 100%.
B. CPI="Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì gốc" /"Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì t" x 100%.
C. CPI="Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì t" /"Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì gốc": 100%.
D. CPI="Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì gốc" /"Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì t": 100%.
Câu 18: Nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Tỉ lệ lạm phát 774% là loại hình siêu lạm phát.
B. Nếu không giỏi ngoại ngữ thì người lao động sẽ không tìm được việc làm.
C. Người lao động không tìm được việc làm do cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng hiện đại là thuộc loại hình thất nghiệp chu kì.
D. Mức giá chung của nền kinh tế tăng lên và sự sụt giảm giá trị đồng tiền là biểu hiện tình hình lạm phát đang tăng.
Câu 19: Chủ thể nào trong các trường hợp dưới đây có hành vi cạnh tranh lành mạnh?
- Trường hợp 1. Khi quảng cáo sản phẩm, công ty B luôn đưa ra thông tin khuếch đại ưu điểm sản phẩm của mình so với các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác đang bán trên thị trường.
- Trường hợp 2. Công ty K luôn quan tâm đến việc tạo sự thân thiện, tin tưởng của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm có chất lượng cao kết hợp với quan tâm, chăm sóc, ưu đãi khách hàng.
- Trường hợp 3. Công ty T tìm mọi cách để mua được thông tin chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Y - đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
- Trường hợp 4. Công ty may H đầu tư mua sắm các thiết bị kĩ thuật may tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
A. Tất cả các công ty đều cạnh tranh lành mạnh.
B. Không có công ty nào cạnh tranh lành mạnh.
C. Công ty T và công ty B (trong trường hợp 1, 3).
D. Công ty K và công ty H (trong trường hợp 2, 4).
Câu 20: Các sản phẩm nông nghiệp nước ta rất đa dạng, phong phù nhưng gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác có chất lượng tốt. Theo em, để vượt qua khó khăn, tăng sức cạnh tranh, người nông dân cần làm gì để tăng tính cạnh tranh?
A. Đổi mới công nghệ sản xuất.
B. Hạ giá sản phẩm tối đa.
C. Sử dụng thêm chất kích thích, chất bảo quản thực vật.
D. Bỏ qua yếu tố môi trường.
Câu 21: Trường hợp sau thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa thị trường lao động và thị trường việc làm?
Lực lượng lao động ở nước H tăng nhanh. Để ổn định đời sống của người lao động và phát triển kinh tế, Chính phủ nước này đã có những chính sách thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động. Số việc làm tăng, tạo nhiều cơ hội cho người lao động lựa chọn việc làm phù hợp. Năng suất lao động tăng, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và thu được lợi nhuận cao hơn, tạo điều kiện cho kinh tế nước H tăng trưởng và phát triển bền vững.
A. Thị trường lao động tăng làm thị trường việc làm giảm, gia tăng tình trạng thất nghiệp.
B. Thị trường lao động tăng thúc đẩy thị trường việc làm tăng, làm giảm tình trạng thất nghiệp.
C. Thị trường lao động tăng làm thị trường việc làm giảm, làm giảm tình trạng thất nghiệp.
D. Thị trường lao động tăng thúc đẩy thị trường việc làm tăng, gia tăng tình trạng thất nghiệp.
Câu 22: Khai thác thông tin dưới đây và cho biết: nhận xét nào đúng về tình hình cung - cầu lao động trên thị trường ở Việt Nam năm 2021?
Thông tin. Năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam đạt 50,6 triệu người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 49,1 triệu người. Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ước tính là 3,20%, tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 3,10%.
A. Nguồn cung lao động nhỏ hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.
B. Có sự cân bằng giữa nguồn cung lao động với nhu cầu tuyển dụng.
C. Nguồn cung lao động lớn hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.
D. Cán cân cung - cầu lao động được giữ ở mức cân bằng và ổn định.
Câu 23. Trường hợp dưới đây đề cập đến loại hình thất nghiệp nào?
Trường hợp. Do tác động của khủng hoảng kinh tế, hàng hóa sản xuất ra không bán được, công ty X phải thu hẹp sản xuất, khiến nhiều lao động bị mất việc làm.
A. Thất nghiệp cơ cấu.
B. Thất nghiệp chu kì.
C. Thất nghiệp tạm thời.
D. Thất nghiệp tự nguyện.
Câu 24. Cho bảng sau:
Sản phẩm | 2020 | 2022 | |||
Giá cả 1 sản phẩm (VNĐ) | Sản lượng | Giá cả 1 sản phẩm (VNĐ) | Sản lượng | ||
Bánh quy | 5.000 | 3000 | 8000 | 5000 |
Tính chỉ số CPI cho năm 2022 so với năm 2020 trên mặt hàng bánh quy.
A. 150%.
B. 180%.
C. 160%.
D. 120%.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Thất nghiệp là gì? Liệt kê các loại thất nghiệp. Nhà nước có vai trò gì trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
Câu 2. (2,5 điểm)
a. (1,0 điểm) Xác định xu hướng tuyển dụng của thị trường trong thông tin sau:
Trong quý I năm 2022, trong tổng số 50,0 triệu lao động có việc làm tại Việt Nam, lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng 38,7% tương đương 19,4 triệu người, lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng 33,5%, tương đương 16,8 triệu người, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ tọng 27,8%, tương đương 13,9 triệu người. So với quý trước và cùng kì năm trước, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đều giảm lần lượt là 426,8 nghìn người và 192,2 nghìn người; lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 82,7 nghìn người so với quý trước nhưng tăng 661,3 nghìn người so với cùng kì năm trước; lao động trong ngành dịch vụ tăng mạnh so với quý trước (gần 1,5 triệu người) nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kì năm trước 336,8 nghìn người.
b. (1,5 điểm) Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trong thời gian qua, việc kinh doanh của công ty H có dấu hiệu thua kém công ty K về doanh thu và lợi nhuận. Giám đốc công ty H đã tìm nhiều cách khắc phục. Ông đã cắt giảm chi phí sản xuất bằng cách tìm mua nguyên vật liệu có chất lượng kém hơn, nguồn gốc không rõ ràng.
- Em đồng tình hay không đồng tình với hành động của giám đốc công ty H trong tình huống này? Vì sao?
- Theo em, những lợi ích mà cạnh tranh lành mạnh đem lại cho người tiêu dùng là gì?
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | D | B | D | A | B | D | B |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
C | C | A | B | D | A | D | B |
Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
A | D | D | A | B | C | B | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 | - Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một bộ phận lực lượng lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. - Căn cứ theo nguồn gốc thất nghiệp, thất nghiệp được chia thành 3 loại: + Thất nghiệp tạm thời; + Thất nghiệp cơ cấu; + Thất nghiệp chu kì; - Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp thông qua việc ban hành các chính sách thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo việc làm, phát triển hệ thống dạy nghề, dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, xuất khẩu lao động. | 0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
|
Câu 2 | a. - Xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường hiện nay là: + Lao động trong nông nghiệp giảm; lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng. + Lao động được đào tạo ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động chưa qua đào tạo trong tổng lao động xã hội. + Tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các khu vực sản xuất vật chất.
| 1 điểm
|
b. Giải quyết tình huống - Em không đồng tình với hành động của giám đốc công ty H, vì: việc sử dụng những nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ… tuy đem lại lợi ích trước mắt là giảm chi phí sản xuất, nhưng để lại những hậu quả lâu dài, nghiệm trọng, như: + Hạ chất lượng sản phẩm; + Làm mất uy tín của doanh nghiệp; + Gây nguy hiểm đến sức khỏe của người tiêu dùng; đồng thời cũng gây mất niềm tin của khách hàng vào sản phẩm của doanh nghiệp… - Theo em, vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng là tạo điều kiện để người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa, dịch vụ với chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, chủng loại, giá cả hợp lí. Do đó, nhu cầu của người tiêu dùng được đáp ứng tốt hơn.
|
0,75 điểm
0,75 điểm
|
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Cạnh tranh, cung - cầu trong nền kinh tế thị trường | 4 | 3 | 0,5 | 2 | 9 | 0,5 | 3,75 | ||||
2. Thị trường lao động, việc làm | 3 | 3 | 0,5 | 1 | 1 | 8 | 0,5 | 3,0 | |||
3. Thất nghiệp, lạm phát | 3 | 1 | 2 | 1 | 1 | 7 | 1 | 3,25 | |||
Tổng số câu TN/TL | 10 | 1 | 8 | 0,5 | 2 | 0,5 | 4 | 8 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,5 | 1,5 | 2,0 | 1,0 | 0,5 | 1,5 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm Tỉ lệ | 4,0 điểm 40 % | 3,0 điểm 30 % | 2,0 điểm 20 % | 1,0 điểm 10 % | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
1. Cạnh tranh, cung - cầu trong kinh tế thị trường | Nhận biết | - Nêu khái niệm cạnh tranh - Nêu được mục đích của cạnh tranh. - Nêu được khái niệm cung. - Nêu mối quan hệ cung – cầu | 4 | - C1
- C2
- C3
- C4 | ||
Thông hiểu | - Chỉ ra những biểu hiện của cạnh tranh - Nêu được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh kinh tế - Nêu ra mặt tích cực của cạnh tranh
| 3 | - C5
- C6
- C7
| |||
Vận dụng | - Xử lí tình huống về cạnh tranh. | 1 | C2.b | |||
Vận dụng cao | - Nhận diện chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh - Xử lí tình huống về cạnh tranh | 2 | - C19
- C20 | |||
2. Thị trường lao động, việc làm | Nhận biết | - Chỉ ra các yếu tố cấu thành thị trường lao động - Nêu được khái niệm thị trường việc làm. - Nêu được khái niệm thị trường lao động. | 3 | - C8
- C9
- C10 | ||
Thông hiểu | - Vai trò của các thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm. - Xác định được phát biểu đúng, sai về lao động, tuyển dụng, thị trường lao động và việc làm. - Xác định xu hướng tuyển dụng trong thông tin cho trước. | 1 | 3 |
- C2.a | - C11
- C12
- C13 | |
Vận dụng | - Phân tích được mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm trong tình huống cho trước. | 1 | C21 | |||
Vận dụng cao | - Nhận xét về xu hướng cung – cầu lao động trên thị trường Việt Nam qua thông tin cho trước. | 1 | C22 | |||
3. Thất nghiệp, lạm phát | Nhận biết | - Phân loại thất nghiệp căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp. - Nêu được nguyên nhân khách quan dẫn đến thất nghiệp - Nêu được khái niệm thất nghiệp và vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
| 1 | 3 |
- C1 | - C14
- C15
- C16 |
Thông hiểu | - Xác định được công thức tính chỉ số CPI. - Xác định được nhận định đúng về thất nghiệp và lạm phát. | 2 | - C17
- C18 | |||
Vận dụng | - Phân tích tình huống và xác định các loại thất nghiệp. | 1 | C23 | |||
Vận dụng cao | - Tính được chỉ số CPI. | 1 | C24 |