1/ Em không đồng tình với hành vi của N, vì: hành vi này vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ (theo Luật giao thông đường bộ, người đủ 16 tuổi trở lên được phép điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.
2/ Việc chú cảnh sát giao thông xử phạt N là hình thức: áp dụng pháp luật
3/ Áp dụng pháp luật được sử dụng trong các trường hợp sau:
+ Khi cần phải áp dụng các chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
+ Khi quyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt.
+ Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà họ không tự giải quyết được.
+ Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước trong các trường hợp khác.
+ Khi cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong một số quan hệ pháp luật nhất định.
+ Khi cần phải xác định sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự kiện thực tế nào đỏ theo quy định của pháp luật.
- Ví dụ minh họa: cảnh sát giao thông xử phạt người điều khiển xe mô tô đi vào đường một chiều.
b. Anh K và chị H đến Uỷ ban nhân dân phường nộp hồ sơ đăng kí kết hôn. Năm ngày sau, tại trụ sở uỷ ban, đại diện Uỷ ban nhân dân phường trao cho anh chị Giấy chứng nhận kết hôn và chính thức công nhận anh chị là vợ chồng hợp pháp.
1/ Hãy nêu điểm giống nhau giữa hành vi của anh K, chị H và Uỷ ban nhân dân phường khi thực hiện các thủ tục đăng kí kết hôn.
2/ Nêu điểm khác nhau (về chủ thể và hình thức thực hiện pháp luật) của anh K, chị H và Uỷ ban nhân dân phường khi thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn.
Trả lời:
1/ Hành vi của anh K, chị H và Uỷ ban nhân dân phường khi thực hiện các thủ tục đăng kí kết hôn đều là hành vi thực hiện pháp luật.
2/ Điểm khác nhau
|
Anh K, chị H |
Ủy ban nhân dân phường |
Chủ thể thực hiện |
Cá nhân các công dân |
Cơ quan nhà nước |
Hình thức thực hiện pháp luật |
Sử dụng pháp luật |
Áp dụng pháp luật |