1. Nội dung của Hiến pháp 2013 về kinh tế:
Câu 1. Em hãy nêu ý kiến nhận xét về câu nói của nhân vật anh trai trong hội thoại 1?
- Anh trai nói về hình thức kinh doanh của anh trong xã họi hiện tại là loại hình kinh doanh tư nhân.
Câu 2. Em hãy phân biệt quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất?
- Khi có quyền sử dụng đất được hường các quyền: chuyền đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn vvv. đối với mỗi loại đất việc thực hiện các quyền ở mức độ khác nhau. Quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất ở VN
- Về chiếm hữu đất đai: Nhà nước các cấp chiếm hữu đất đai thuộc phạm vi lãnh thổ của mình tuyệt đối và không điều kiện, không thời hạn, nhà nước cho phép người sử dụng được quyền chiếm hữu trên những khu đất, thửa đất cụ thể với thời gian có thể là lâu dài nhưng không phải là vĩnh viễn, sự chiếm hữu này chỉ là để sử dụng đúng mục đích được giao theo qui định của pháp luật.
- Quyền sử dụng đất đai: Nhà nước không trực tiếp sử dụng toàn bộ đất đai mà giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân, quyền sử dụng đất đã được nhà nước trao cho người sử dụng đất trên những thửa đất cụ thể.
2 Nội dung của hiến pháp 2013 về văn hóa xã hội:
Câu 1. Em hãy lấy ví dụ thực tế để minh họa cho nội dung trong thông tin trên.
- Nhà nước đã tổ chức các hoạt động nghệ thuật như “nhã nhạc cung đình Huế” nhằm giữ gìn bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Câu 2. Theo em, nội dung về văn hóa, xã hội của Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào đến đời sống của nhân dân và sự phát triển của đất nước.
- Có ý nghĩa quan trọng đến đời sống của nhân dân giúp nâng cao quyền và nghĩa vụ của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, làm cho đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, giảm thiểu được tệ nạn xã hội.
3. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục
Câu 1. Em hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của hiến pháp năm 2013 về giáo dục.
- “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” (Điều 39); “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục chuyên nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề” (Điều 61).
Câu 2. Theo em, vì sao Nhà nước ta lại xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia?
- Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.
- Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.
- Thứ ba: trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người
- Do đó giáo dục- đào tạo có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách giáo dục là quốc sách hàng đầu được thể hiện ngay trong Điều 35 của Hiến pháp 1992: “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, đến Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 thì sửa thành: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
- Như vậy, ngay trong quy định của Hiến pháp, Đảng và Nhà nước ta đã xác định tầm quan trọng của giáo dục. Theo quan điểm của nhà nước ta, không có sự đầu tư nào mang lại nhiều lợi ích như đầu tư cho giáo dục, bởi giáo dục là hoạt động mà qua đó hình thành nên nhân cách của công dân, đào tạo nên những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
4. Nội dung của hiến pháp 2013 về khoa học, công nghệ
Câu 1. Quốc gia khởi nghiệp, Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
- Có ý nghĩa làm cho đất nước phát triển hơn giúp kêu gọi được các nguồn đầu tư của nước ngoài và mua bán ý tưởng kinh doanh.
Câu 2. O và D đã có ý tưởng gì trong việc sáng tạo để phát triển khoa học, công nghệ?
- Ý tưởng của O là sản xuất một động cơ chạy bằng không khí nén
- Ý tưởng của D là công nghệ điện cát ( sản xuất điện từ cát)
Câu 3. Theo em, nội dung của Hiến pháp về khoa học, công nghệ có ý nghĩa như thế nào với đời sống của xã hội và sự phát triển của đất nước?
- Phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhà nước tạo điều kiện cho mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.
5. Nội dung của Hiến pháp 2013 về môi trường.
Câu 1. Theo em, tại sao Hiến pháp có nội dung về môi trường
- Tại vì: môi trường rất quan trong đến sự sống và sự phát triển của con người, môi trường bị ảnh hưởng thì con người cũng trục tiếp bị ảnh hưởng theo vì vậy hiến pháp phải có luật bảo vệ môi trường để giúp phát triển sự sống và phát triển của con người
Câu 2. Hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 về môi trường.
- Hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5-6, học sinh các trường phổ thông trên cả nước đã tích cực thực hiện các biện pháp góp phần bảo vệ môi trường như: trồng nhiều cây xanh ở khu vực trường học và khu sinh sống; cùng người thân thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, hạn chế sử dụng túi nilon,...
Câu 3 Theo em, nội dung của hiến pháp về môi trường có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước và đời sống xã hội?
- Có ý nghĩa quản lí để sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khi hậu. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồ dưỡng thiệt hại.