Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể trong những trường hợp sau:

Bài 5: Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể trong những trường hợp sau:

a.T có một em gái, mẹ là giáo viên và bố là doanh nhân. Hằng ngày, mọi công việc trong nhà đều do mẹ và em gái đảm nhận. Chỉ những ngày kỷ niệm Quốc tế Phụ nữ 8 - 3 hay thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20 - 10, bố và T mới bàn nhau mua hoa, tặng quà và chia sẻ việc nhà với mẹ và em gái. 

Hành vi của T và bô T có phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?

b. Bố A làm việc trong một công ty may mặc. Bó rất yêu thương, quan tâm chăm sóc cho A và em gái. Bố thường xuyên nhắc nhở A không được bắt nạt em và cùng bố mẹ làm những công việc nội trợ trong nhà.

Hành vi của bố A có thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?

c. Công ty D tuyển nhân viên làm lái xe taxi. Chị K đến nộp hồ sơ dự tuyển nhưng bị công ty từ chối với lý do chị là nữ, làm việc một thời gian rồi sinh con, nuôi con nhỏ sẽ ảnh hưởng đến công việc.

Việc Công ty D từ chối nhận hồ sơ dự tuyển của chị K có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?

Câu trả lời:

a. Hành vi của T và bộ T không phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới vì theo quy định của luật bình đẳng giới năm 2006 thì bố T và T có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình với mẹ và em gái hàng ngày chứ không phải chỉ có ngày mùng 8 tháng 3 và 20 tháng 10

b. Hành vi của bố A là thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng giới hủy bỏ A không chỉ yêu thương quan tâm chăm sóc cả hai em A mà còn thường xuyên nhắc nhở A không được bắt nạt em và giúp bố mẹ làm những công việc nội trợ trong nhà 

c. Việc công ty D từ chối nhận hồ sơ dự tuyển của chị K là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động vì công ty D đã từ chối tuyển dụng người lao động thuộc giới tính nữ và theo quy định tại khoản 2 điều 8 thì công ty D có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.

Xem thêm các môn học

Giải SBT kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG - CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net