Giải cánh diều tự nhiên xã hội 2 bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

Giải chi tiết, cụ thể bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà tự nhiên xã hội 2 bộ sách Cánh diều. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

[toc:ul]

Bạn trong hình bị làm sao? Bạn hoặc người nhà đã bao giờ bị như vậy chưa?

 

Trả lời:

Bạn trong hình bị đau bụng.  Mình hoặc người nhà đã từng bị đau bụng.

1. Một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống

  •  Hãy nói thức ăn, đồ uống và đồ dùng có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống trong các hình dưới dây:

 

  • Hãy kể một số thức ăn và đồ dùng có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống có trong nhà em.
  • Thu thập thông tin về lí do gây ngộ độc qua một số nguồn dưới dây?

 

  •  Đóng vai bác sĩ để nói với bạn lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.

 

Trả lời:
  • Thức ăn, đồ uống và đồ dùng có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống trong các hình là:

1. Thức ăn bị thiêu.

2. Nước uống bị ruồi đậu vào.

3. Dùng đồ ăn hết hạn sử dụng.

4. Trái cây bị hư thối.

5. Cơm để lâu bị thiêu.

6. Dùng pin để nấu thức ăn.

7. Dùng chất đốt như xăng, dầu nhớt để đun nấu.

• Một số thức ăn và đồ dùng có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống có trong nhà em như: 

- Chén, đĩa, dụng cụ làm bếp bị bẩn.

- Cơm để lâu bị ôi thiêu.

- Thức ăn để không đậy kín.

• Thu thập thông tin về lí do gây ngộ độc qua một số nguồn: bụi bẩn từ các dụng cụ như ti vi, máy tính, đài radio … có thể bay và bám vào thức ăn; dùng giấy báo bẩn để gói đồ ăn…

• Đóng vai bác sĩ để nói với bạn lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống:

  1. Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.
  2.  Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (ví dụ: dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…). Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.
  3.  Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như: cá nóc, cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….
  4. Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.

2. Những việc làm để phòng tránh và xử lí khi bị ngộ độc qua đường ăn uống?

  •  Mọi người trong gia đình bạn An và bạn Hà đang làm gì để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống?

 

  •  Em và các thành viên trong gia đình cần phải làm gì để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống?
  •  Em sẽ làm gì khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc qua đường ăn uống?

 

Trả lời:

• Mọi người trong gia đình bạn An và bạn Hà đang làm để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống là:

- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn cơm.

- Thức ăn phải được đậy kĩ đảm bảo vệ sinh.

- Để các chất tẩy rửa đúng nơi, không nhầm lẫn với đồ nấu ăn.

• Em và các thành viên trong gia đình cần phải làm để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống:

- Vệ sinh tay chân sạch sẽ khi ăn.

- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống.

- Đậy thức ăn kín trước và sau khi dùng bữa.

- Để dụng cụ nấu ngay ngắn, đúng nơi quy định.

• Em sẽ làm khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc qua đường ăn uống: đưa đến bệnh viện cập cứu kịp thời.

Tìm kiếm google: Giải sách cánh diều lớp 2, tự nhiên và xã hội tập 2 sách cánh diều, soạn bài 3 tự nhiên và xã hội 2 sách mới, bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà sách cánh diều 2

Xem thêm các môn học

Giải tự nhiên xã hội 2 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com