Giải chi tiết âm nhạc 11 Cánh diều mới bài 5 Hát: Bài lí chiều chiều

Giải bài 5 Hát: Bài lí chiều chiều sách Âm nhạc 11 Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Kể tên một số bài dân ca mà em yêu thích

Hướng dẫn trả lời:

 Bà rằng bà rí, Xe chỉ vá may (Dân ca Phú Thọ); Ba quan, Mời trầu, Hát chào, Hát thầm, Trúc mai (Dân ca Hà Nam); Cây trúc xinh, Bèo dạt mây trôi, Giã bạn, Người ở đừng về (Dân ca quan họ), Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa),.

HÁT

KIẾN THỨC MỚI

Lí chiều chiều

  • Dân ca Nam Bộ
  • Kĩ âm: Trần Kiết Tường

Lí chiều chiều

LUYỆN TẬP

Thể hiện bài Lí chiều chiều kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ

VẬN DỤNG

Sáng tạo mẫu tiết tấu đệm phù hợp, sau đó trình diễn bài dân xa Lí chiều chiều kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ tự làm từ chất liệu sẵn có.

NGHE NHẠC

KIẾN THỨC MỚI

Giao hưởng quê hương

LUYỆN TẬP

Nghe và cảm nhận đoạn trích Chương I Giao hưởng Quê hương

Hướng dẫn trả lời:

Chương thứ nhất: Mô tả những ngày tháng 8 năm 1945 cướp chính quyền và cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống thực dân Pháp.

Mở đầu vào chương này, tác giả đã sử dụng âm vang kêu gọi từ bài Hội nghị Diên Hồng của Lưu Hữu Phước trên nền đàn dây trầm hùng với tiếng trống thúc giục, đồng thời xen kẽ vào đó những tiết điệu ngắn gọn từ nét nhạc Nam bộ kháng chiến của Tạ Thanh Sơn, kế tiếp cả dàn nhạc cùng đồng nhất vang lên bài Lên đàng (Lưu Hữu Phước), đây là chủ đề âm nhạc mang tính chủ đạo được xuất hiện nhiều lần với các dạng khác nhau trong suốt quá trình phát triển của toàn bộ chương này. Nếu vào phần mở đầu của bản Giao hưởng, tiết điệu ngắn gọn từ bài Nam bộ kháng chiến đã vang lên lúc ẩn lúc hiện, thì giờ đây nó đã trở thành giai điệu trầm hùng rõ ràng, kiên định mang tính chất thúc giục mọi người lên đường cứu nước.

Tất cả mọi diễn biến, tất cả mọi xung đột giữa nhân dân và kẻ thù được Hoàng Việt mô tả một cách đầy đủ trong phần phát triển của chương thứ nhất. Nét nhạc Nam bộ kháng chiến và Lên đàng luôn luôn được xen kẽ với chủ đề thể hiện quân địch bằng những bước đi nặng nề và thô bạo. Về cuối chương thứ nhất, tiếng kèn đồng được vang lên một cách trang nghiêm, hùng vĩ làm nền cho khúc nhạc dạo đầu bài Chiến thắng Điện Biên của Đỗ Nhuận và đi xen kẽ vào đó là âm điệu bài Nam bộ kháng chiến. Với tất cả sự kết hợp tinh tế đó, tác giả đã kết thúc chương thứ nhất một cách huy hoàng, tràn ngập không khí vui mừng thắng lợi.

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC

KIẾN THỨC MỚI

Âm nhạc Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX đến năm 1945

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Kể tên một số nhạc sĩ khác thuộc 3 khuynh hướng chính trong sáng tác ca khúc thời kì 1945

Hướng dẫn trả lời:

 Lưu Hữu Phước, Phan Huỳnh Điểu, Văn Cao,...

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Sưu tầm một số tác phẩm thuộc ba khung hướng trong sáng tác ca khúc thời kì trước 1945 để chia sẻ với bạn

Trả lời:

Những ca khúc như: Cùng nhau đi hồng binh- Đinh Nhu, Lên đàng và Tiếng gọi thanh niên- Lưu Hữu Phước, Du kích ca- Đỗ Nhuận, Phất cờ Nam Tiến- Hoàng Văn Thái, Tiến quân ca, Chiến sĩ Việt Nam- Văn Cao, Diệt phát xít- Nguyễn Đình Thi, Đoàn Vệ quốc quân- Phan Huỳnh Điểu, Mười chín tháng Tám- Xuân Oanh…

Tìm kiếm google: Giải Âm nhạc 11 Cánh diều 5 Hát: Bài lí chiều chiều , giải Âm nhạc 11 Cánh diều 5 Hát: Bài lí chiều chiều, giải Âm nhạc 11 Cánh diều 5 Hát: Bài lí chiều chiều

Xem thêm các môn học

Giải âm nhạc 11 Cánh diều mới

PHẦN 1: KIẾN THỨC CHUNG

CHỦ ĐỀ 1. NON SÔNG TƯƠI ĐẸP


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com