Giải chi tiết Âm nhạc 8 kết nối mới bài 4: Recorder

Giải bài 4: Recorder sách Âm nhạc 8 Kết nối. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

NHẠC CỤ

Recorder

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Ôn thế bấm các nốt mi1, rê 1

Ôn thế bấm các nốt mi1, rê 1

LUYỆN TẬP

Xòe hoa

Nhạc: Dân ca Thái

Nhạc: Dân ca Thái

Kèn phím

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Thực hành thế bấm

Thực hành thế bấm

LUYỆN TẬP

XÒE HOA

Nhạc: Dân ca Thái

Nhạc: Dân ca Thái

THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC

Dân ca Quan họ Bắc Ninh

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu Dân ca Quan họ Bắc Ninh

1. Tìm hiểu Dân ca Quan họ Bắc Ninh

2. Nghe bài dân ca Quan họ Bắc Ninh khách đến chơi nhà

Câu hỏi: Nêu nhận xét của em về tính chất âm nhạc bài dân ca khách đến chơi nhà.

Em sẽ làm gì để giũ gìn và phát triển dân ca quan họ Bắc Ninh một di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh.

Hướng dẫn trả lời:

Bài hát mang âm hưởng vui vẻ, hồ hởi, thể hiện tình cảm của người viết khi khách tới chơi nhà.

Để gìn giữ và phát triển dân da em sẽ thường xuyên, tuyên truyền với mọi người về bài hát, phát dân ca quan họ bắc ninh lên loa xã mỗi buổi chiều sau bản tin của xã....

VẬN DỤNG-SÁNG TẠO

Câu hỏi 1: Tình bày một số bài hát đã sưu tầm về tình yêu quê hương, đất nước

Hướng dẫn trả lời:

Bài hát Hello Việt Nam, Việt Nam quê hương tôi....

Câu hỏi 2: Biểu diễn bài hát Việt Nam ơi với hình thức hát bè đuổi

Hướng dẫn trả lời:

Thực hành biểu diễn

Việt Nam ơi

Nhạc và lời: Bùi Quang Minh

Nhạc và lời: Bùi Quang Minh

Câu hỏi 3: Thuyết trình về Dân ca quan họ Bắc Ninh

Hướng dẫn trả lời:

     Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Đây là môn nghệ thuật được hợp thành bởi nhiều yếu tố như âm nhạc, lời ca, phục trang, lễ hội với một lối hát giao duyên dân dã, thể hiện mối quan hệ gắn bó tình nghĩa giữa những "liền anh", "liền chị" hát quan họ và là nét văn hóa tiêu biểu của người dân vùng Kinh Bắc.

Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam và được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu. Muốn hát quan họ phải có "bọn": "bọn nam" hoặc "bọn nữ". Vì vậy trong một làng quan họ thường có nhiều "bọn nam" và "bọn nữ". Mỗi "bọn" thường có 4, 5, 6 người và được đặt tên theo thứ tự: chị Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu hoặc anh Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu. Nếu số người đông tới 7, 8 người thì đặt tên là chị Ba, chị Tư (bé) hoặc anh Ba, anh Tư (bé) mà không đặt chị Bảy, Tám hay anh Bảy, Tám. Trong các sinh hoạt quan họ, các thành viên của "bọn" quan họ không gọi nhau bằng tên thật mà gọi theo tên đặt trong "bọn".

Hát quan họ là hình thức hát đối đáp giữa "bọn nam" và "bọn nữ". Một "bọn nữ" của làng này hát với một "bọn nam" của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. "Bọn hát" phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng của hai người hát cặp với nhau phải tương hợp thành một giọng để tạo ra một âm thanh thống nhất. Dân ca quan họ có 213 giọng khác nhau, với hơn 400 bài ca. Lời một bài ca có hai phần: lời chính và lời phụ. Lời chính là thể thơ và ca dao của Việt Nam, phần lớn là thể lục bát, lục bát biến thể, bốn từ hoặc bốn từ hỗn hợp với từ ngữ giàu tính ẩn dụ, trong sáng, mẫu mực. Đây là phần cốt lõi, phản ánh nội dung của bài ca là thể hiện tình yêu lứa đôi. Lời phụ gồm tất cả những tiếng nằm ngoài lời ca chính, là tiếng đệm, tiếng đưa hơi như i hi, ư hư, a ha v.v

Quan họ Bắc Ninh tồn tại trong một môi trường văn hóa với những tập quán xã hội riêng. Đầu tiên là tập quán "kết chạ" giữa các làng quan họ. Từ tục "kết chạ", trong các "bọn" quan họ xuất hiện một tập quán xã hội đặc biệt là tục kết bạn quan họ. Mỗi "bọn" quan họ của một làng đều kết bạn với một "bọn" quan họ ở làng khác theo nguyên tắc quan họ nam kết bạn với quan họ nữ và ngược lại. Với các làng đã "kết chạ", trai gái trong các "bọn" quan họ đã kết bạn không được cưới nhau.

Một điểm khác biệt của quan họ Bắc Ninh so với các loại hình dân ca khác ở Việt Nam trong việc truyền dạy là tục "ngủ bọn". Sau một ngày lao động, "bọn" quan họ, nhất là thiếu niên nam, nữ từ 9 đến 17 tuổi thường rủ nhau "ngủ bọn" ở nhà ông/bà Trùm để tập nói năng, ứng xử, giao tiếp, học câu, luyện giọng, và nhất là phải biết kịp thời. Yêu cầu đặt ra với tục "ngủ bọn" là "liền anh" và "liền chị" phải ghép đôi và luyện sao cho từng đôi một thật hợp giọng nhau để đi hát.

Nói đến quan họ Bắc Ninh là nói đến ẩm thực quan họ. Đã là trầu quan họ thì phải là trầu têm cánh phượng hoặc trầu têm cánh quế, chè phải là chè Thái Nguyên. Cơm quan họ dùng mâm đan nghĩa là mâm gỗ tròn sơn đỏ, còn gọi là "mâm son", vừa trang trọng vừa thể hiện tình cảm thắm thiết của chủ nhà đối với khách. Các món ăn trong bữa cơm phụ thuộc vào tập quán của từng làng nhưng phải có một đĩa thịt gà, hai đĩa giò lụa, thịt lợn nạc, đặc biệt không dùng thức ăn nhiều mỡ để tránh hỏng giọng.

Trong quan họ, trang phục của "liền anh" và "liền chị" có sự khác biệt. Trang phục của "liền chị" gồm nón ba tầm hoặc nón thúng quai thao, khăn vấn và khăn mỏ quạ, yếm, áo, váy, thắt lưng, dép. Trang phục của "liền anh" gồm khăn xếp, ô lục soạn, áo cánh bên trong và áo dài 5 thân bên ngoài, quần, dép.

Ủy ban UNESCO đã công nhận quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại dựa trên các giá trị văn hóa, giá trị lưu giữ tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, phong cách ứng xử văn hóa, ca từ và trang phục. 

Câu hỏi 4: Biểu diễn bản nhạc em yêu thích bằng nhạc cụ thể hiện giai điệu đã học

Hướng dẫn trả lời:

Biểu diễn bản nhạc đó.

Tìm kiếm google: Giải âm nhạc 8, Giải âm nhạc 8 kết nối tri thức, Âm nhạc 8 kết nối tri thức, Âm nhạc 8.

Xem thêm các môn học

Giải âm nhạc 8 KNTT mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com