Giải chi tiết chuyên đề công nghệ cơ khí 11 KNTT mới bài 10 Triển vọng và xu hướng phát triển công nghệ in 3D

Giải bài 10 Triển vọng và xu hướng phát triển công nghệ in 3D sách chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Mô tả cách thức kết nối của máy in 3D trong dây chuyền sản xuất tự động ở Hình 10.1.

Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức

Hình 10.1. Máy in 3D trong dây chuyền sản xuất tự động

Hướng dẫn trả lời:

  • Cách thức kết nối của máy in 3D trong dây chuyền sản xuất tự động ở Hình 10.1 là: băng tải vận chuyển sản phẩm in 3D, xe tự động gắp và vận chuyển sản phẩm in 3D.

I. TRIỂN VỌNG CỦA CÔNG NGHỆ IN 3D

Câu hỏi: Hãy quan sát các hình sau và cho biết những sản phẩm nào có thể chế tạo bằng công nghệ in 3D.

Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức

Hình 10.2. Một số sản phẩm trong sản xuất và đời sống

Hướng dẫn trả lời:

  • Những sản phẩm nào có thể chế tạo bằng công nghệ in 3D là: cánh tua bin, cái tai, miếng thịt,...

II. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ IN 3D

Câu hỏi: Hãy đọc nội dung mục 4 và so sánh đặc điểm của công nghệ in 4D với công nghệ in 3D.

Hướng dẫn trả lời:

So sánh đặc điểm của công nghệ in 4D với công nghệ in 3D:

 

In 3D

In 4D

Khả năng biến dạng và thay đổi tính chất sản phẩm

Tạo ra các sản phẩm có hình dạng và tính năng ổn định.

Tạo ra các sản phẩm có khả năng biến dạng và thay đổi tính chất trước tác động của điều kiện môi trường.

Vật liệu in

Sử dụng các vật liệu in như nhựa nhiệt dẻo, kim loại, gốm sứ có hình dạng ổn định, khó tạo ra các biến dạng và thay đổi lớn trước tác động của môi trường.

Sử dụng các vật liệu như hydrogel, polymer ghi nhớ hình dạng (SMPs), hợp kim ghi nhớ hình dạng (SMAs)…, có khả năng lập trình, tự biến dạng, tự “lắp ráp” và tự thích ứng trong điều kiện thay đổi của môi trường như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và từ tính.

Phương pháp thiết kế

Thiết kế in theo cấu trúc tĩnh, một hình dạng và tính năng duy nhất của sản phẩm.

Thiết kế có tính dự đoán ở trạng thái động của sản phẩm, lập trình theo đặc tính để tạo ra sản phẩm theo ý định của đối tượng sử dụng.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Tìm hiểu về định hướng phát triển công nghệ in 3D ở Việt Nam trong thời gian tới.

Hướng dẫn trả lời:

Định hướng phát triển công nghệ in 3D ở Việt Nam trong thời gian tới:

Tiềm năng ứng dụng và lộ trình phát triển công nghệ in 3D ở Việt Nam: Tiềm năng ứng dụng in 3D trong một số lĩnh vực sản xuất trong nước là khá cao. Sự hình thành và xuất hiện của các tổ hợp công nghiệp công nghệ cao chính là cơ sở cho sự phát triển của công nghệ in 3D trong nước. Một vài năm trở lại đây, các tổ hợp sản xuất ô tô của Trường Hải Thaco, tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast, tổ hợp công nghiệp điện tử Samsung Việt Nam, Công ty TNHH Linh kiện nhựa ô tô Vinfast - An Phát (VAPA), các công ty giày dép thời trang và các doanh nghiệp lớn trong ngành nhựa đã từng bước hiện đại hoá, chuyển mình để gia nhập chuỗi cung ứng các sản phẩm nhựa kỹ thuật. Hầu hết, các công ty này đang có định hướng ứng dụng in 3D trong sản xuất. Các loại nhựa kỹ thuật ứng dụng công nghệ in 3D để sản xuất linh kiện ô tô, xe máy, điện tử như ABS, PC, POM, PA…
Các nghiên cứu, ứng dụng công nghệ in 3D trong in ấn, sản xuất sản phẩm ở nước ta trong gần 2 thập kỷ qua đã bước đầu đạt những kết quả nhất định. Nó thể hiện rằng, Việt Nam đã nắm bắt, làm chủ được một số công nghệ in 3D như FDM, SLA và DLP. Trên cơ sở đó, bản đồ công nghệ in 3D ở Việt Nam đã được xây dựng như sau:
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Lộ trình công nghệ in 3D ở Việt Nam: Bản đồ công nghệ in 3D cho thấy, trong ngắn hạn cần tiếp tục hoàn thiện và làm chủ công nghệ in 3D dựa trên công nghệ FDM, SLA, chủ yếu là thiết kế và sản xuất các sản phẩm cấp 3, 4, đồng thời tiếp tục phát triển công nghệ FDM thành Continuous Filament Fabrication (CFF). Trong dài hạn sẽ nghiên cứu phát triển công nghệ SLA thành phương pháp xử lý ánh sáng trực tiếp liên tục (CDLP), tiến tới chủ động nguồn vật liệu nhựa và vật liệu nhựa in tiên tiến phục vụ cho in 3D.
Để triển khai hiệu quả công nghệ in 3D, một số các giải pháp chính thúc đẩy phát triển ứng dụng in 3D trong ngành nhựa kỹ thuật đã được bản đồ công nghệ đề cập. Đặc biệt là các giải pháp về: quản lý ngành, phát triển sản xuất nguyên liệu cho ngành, phát triển nguồn nhân lực, phát triển hạ tầng cơ sở, chuyển giao công nghệ in 3D…
Bản đồ công nghệ in 3D đã cho thấy, in 3D là một trong những công nghệ mới, xu hướng của tương lai và sẽ có vai trò quan trọng trong sản xuất ở thế kỷ XXI. Do vậy, để đáp ứng nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững đất nước trong giai đoạn mới cũng như yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, cần xây dựng những chính sách khuyến khích các cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp phát triển công nghệ in 3D đối với ngành nhựa kỹ thuật trong tương lai.
Tìm kiếm google: Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 bài 10, giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 sách kết nối tri thức bài 10, Giải bài 10 Triển vọng và xu hướng phát triển công nghệ in 3D,bài 10 Triển vọng và xu hướng phát triển công nghệ in 3D

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net