Giải chi tiết chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều bài Ôn tập chuyên đề 3

Giải bài Ôn tập chuyên đề 3 chuyên đề Sinh học 12 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa chuyên đề mới. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 3

Câu 1: Những hoạt động chủ yếu nào làm suy thoái hệ sinh thái? Em hãy đề xuất một số hành động để không gây tổn hại đến hệ sinh thái.

Bài làm chi tiết:

- Những hoạt động làm suy thoái hệ sinh thái:

+ Bùng nổ dân số.

+ Gây ô nhiễm môi trường.

+ Khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên.

+ Phá hủy các hệ sinh thái.

+ Phát triển công nghiệp gây tăng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.

- Một số hành động để không gây tổn hại đến hệ sinh thái:

+ Có kế hoạch khai thác và phát triển bền vững.

+ Bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.

+ Nâng cao ý thức của người dân về phát triển bền vững.

+ Nghiêm cấm các hành động khái thác tài nguyên trái phép.

Câu 2: Ở vùng ven các khu bảo tồn biển, việc quy định cấm khai thác các loài thuỷ hải sản vào những thời điểm nhất định trong năm, nhất là vào mùa sinh sản, có ý nghĩa như thế nào đối với bảo tồn những loài này?

Giải chi tiết:

- Bảo vệ các cá thể trong độ tuổi sinh sản: giúp bảo vệ quá trình sinh sản tự nhiên của các loài thuỷ hải sản, đảm bảo sự phát triển và duy trì số lượng cá thể.

- Mùa sinh sản là thời điểm quan trọng nhất trong chu kỳ sống của các loài thuỷ hải sản. Việc cấm khai thác trong thời gian này đảm bảo sự duy trì và phục hồi của các quần thể thuỷ sản.

- Giảm bớt áp lực khai thác, giúp duy trì sự cân bằng trong hệ sinh thái biển và giảm nguy cơ suy giảm hệ sinh thái.

- Bảo tồn và duy trì sự đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái biển. 

Câu 3: Ở một khu vực nông thôn ven rừng, người dân khai thác cây rừng làm củi đốt. Sự gia tăng dân số làm tăng nhu cầu nhiên liệu, dẫn tới sự suy giảm diện tích rừng, điều này làm giảm nguồn nước tưới cho cây trồng vào mùa khô. Khi không đủ nguồn nhiên liệu từ rừng, người dân tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp và phân gia súc để làm nhiên liệu, dẫn tới giảm nguồn phân bón cho cây trồng. Để khắc phục tình trạng thiếu nhiên liệu, các hộ dân được trang bị các bể biogas, sử dụng phân gia súc để sản xuất khí làm nhiên liệu. Việc trang bị bể biogas cho các hộ dân đã dẫn đến chuỗi tác động, mang lại hiệu quả tích cực đối với đời sống của người dân, hệ sinh thái rừng được phục hồi, năng suất cây trồng tăng lên.

Hãy vẽ một sơ đồ để giải thích chuỗi tác động của việc trang bị bể biogas đến đời sống người dân và hệ sinh thái rừng ở địa phương trên.

Bài làm chi tiết:

Sơ đồ: 

A white background with black text

Description automatically generated

Câu 4: Trong quy hoạch đô thị, tăng cường đa dạng sinh học được coi là yếu tố nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đa dạng sinh học trong các khu vực đô thị có thể phục vụ nhiều mục đích. Ví dụ: Trồng nhiều cây xanh có thể đóng vai trò chắn gió, tạo ra một tiểu khí hậu mát mẻ hơn, hấp thụ một số chất gây ô nhiễm không khí và nước mặt sau những trận mưa lớn. Các chính sách khuyến khích sản xuất thực phẩm tươi sống tại địa phương có thể thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên bền vững và nâng cao sức khoẻ. Trồng các loại trái cây và rau quả ở vùng ngoại ô của nhiều thị trấn có thể thúc đẩy an ninh lương thực và duy trì dân số địa phương.

Dựa vào các thông tin trên hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Đa dạng sinh học mang lại những lợi ích gì đối với con người ở khu vực đô thị? 

b. Đưa ra gợi ý làm tăng cường đa dạng sinh học ở khu vực em đang sống.

Bài làm chi tiết:

a. Đa dạng sinh học mang lại những lợi ích:

- Cải thiện chất lượng môi trường sống: Cây xanh giúp hấp thụ khí CO2 và tạo ra oxygen, làm giảm ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng không khí trong khu vực đô thị.

- Tạo ra môi trường sống lành mạnh: Các khu vực cây xanh và đa dạng sinh học có thể tạo ra môi trường sống mát mẻ, giảm nhiệt độ và giảm căng thẳng do ô nhiễm tiếng ồn.

- Hỗ trợ sinh thái và đa dạng loài: Tăng cường đa dạng sinh học giúp bảo vệ các loài động, thực vật và vi khuẩn, góp phần cân bằng và duy trì hệ sinh thái ổn định.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống: Một môi trường sống xanh và đa dạng sinh học mang lại lợi ích tinh thần và sức khỏe tốt cho cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động, giải trí và giao lưu xã hội.

b. Gợi ý tăng cường đa dạng sinh học ở khu vực em đang sống:

- Khuyến khích việc trồng cây xanh và cây ăn quả ở các khu vực đô thị như công viên, vỉa hè để cung cấp thêm không gian xanh và tăng đa dạng sinh học.

- Khuyến khích xây dựng công viên nhằm tạo ra không gian xanh và thúc đẩy hoạt động giao lưu xã hội, vận động và giáo dục về môi trường.

- Hỗ trợ việc trồng cây và sản xuất thực phẩm tại địa phương để giảm thiểu vận chuyển và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

- Khuyến khích việc xây dựng các khu vườn trên mái nhà để tăng cường không gian xanh và đa dạng sinh học trong các khu vực đô thị.

Tìm kiếm google:

Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều, Giải chuyên đề bài Ôn tập chuyên đề 3 SGK chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều, Giải chuyên đề Sinh học 12 cánh diều bài Ôn tập chuyên đề 3

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề sinh học 12 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com