Giải chi tiết Công nghệ 9 Mô đun Trồng cây ăn quả KNTT bài 7 Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối

Hướng dẫn giải chi tiết bài 7 Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối sách mới Công nghệ 9 Mô đun Trồng cây ăn quả Kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

KHỞI ĐỘNG

Quan sát (H7.1) và nêu đặc điểm thực vật của cây chuối. Theo em, hình này là chuối tiêu hay là chuối tây?

Bài làm chi tiết:

- Đặc điểm thực vật của cây chuối: cây chuối là cây thân củ, thân có hình trụ, được hình thành bởi các bẹ lá xếp chồng lên cao, cao từ 3m đến 4m. Lá chuối màu xanh, có diện tích lá lớn, phiến lá có thể rộng tới 0,6m dài tới 3m.

- Theo em, cây trong hình 7.1 là chuối tây. 

I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

Khám phá: Mô tả đặc điểm thực vật học của một số giống chuối đang được trồng phổ biến ở gia đình, địa phương em.

Bài làm chi tiết:

Đặc điểm thực vật học của một số giống chuối đang được trồng phổ biến ở gia đình, địa phương em:

- Giống chuối tiêu: Chuối tiêu thuộc loại cây thảo, chiều cao từ 5 m đến 6 m, thân tròn, mềm, thẳng, có bẹ lá. Cuống hình tròn có khuyết rãnh, lá to, dài. Trái nhỏ, dài, có mùi thơm. Lúc chưa chín vỏ có màu xanh, khi chín thì vỏ màu vàng và càng chín càng có đốm đen.

- Giống chuối sứ: Chuối tiêu thuộc loại cây thảo, có chiều cao trung bình khoảng 3,5m. Lá bản to, màu xanh sáng hơn màu là của giống chuối tiêu. Qủa chuối sứ ngắn, hai đầu quả thon nhỏ, phần giữa quả to và phần vỏ có 3 gờ nhô lên. Khi chín vỏ quả có màu vàng tươi.

II. QUY TRÌNH KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

Khám phá: Giải thích tại sao đối với chuối vụ 1 thì không bón phân hữu cơ. 

Bài làm chi tiết:

Do khi chuẩn bị hố trồng, mỗi hố đã được trộn đất cùng khoảng 15kg phân hữu cơ nên chuối vụ 1 thì không bón phân hữu cơ. Khối lượng phân hữu cơ mỗi một vụ dao động từ 10 – 15kg. Do đó, không cần bón thêm phân hữu cơ ở chuối vụ 1 để tránh trường hợp chất dinh dưỡng quá tải, cây sẽ bị chết. 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Phân tích đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây chuối? 

Bài làm chi tiết:

Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây chuối:

*Đặc điểm thực vật của cây chuối:

- Bộ rễ: rễ của cây chuối là rễ chùm, gồm rễ ngang và rễ thẳng, mọc xung quanh củ chuối và phân bố ở lớp mặt đất, loại rễ sinh trưởng khỏe…

- Thân, cành: Thân củ, nằm dưới mặt đất, thân trên mặt đất là thân giả, hình trụ, xếp thành bởi các bẹ lá xếp chồng lên nhau, cao từ 3 – 4m, đường kính 20 – 30cm. Thân cây 90% là nước.

- Lá: mỗi cây từ 10 đến 15 lá tùy từng giống. Diện tích lá tương đối lớn, phiến lá 0,6m và dài tới 3m.

- Hoa: Thuộc loại hoa chùm, gồm 3 loại hoa: hoa cái, hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa cái có khả năng phát triển thành quả.

- Qủa: quả chuối thành nải trên trục hoa tạo thành buồng chuối, số quả của mỗi nải và số nải của mỗi buồng tùy thuộc vào từng giống. Qủa chín có màu vàng, thịt mềm, vị ngọt.

*Yêu cầu ngoại cảnh của cây chuối: 

- Nhiệt độ: thích hợp từ 25 – 35 độ C. 

- Lượng mưa và độ ẩm: cần nhiều nước nhưng không được ngập úng. Lượng mưa thích hợp 1200 – 2400ml phân bố đều trong các tháng.

- Ánh sáng: thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng rộng, từ 1000 Lux ĐẾN 10 000 Lux.

- Đất trồng: thích hợp nhiều loại đất như đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa…độ pH trong khoảng 6,0 – 7,4.

- Gió: cây chuối bị ảnh hưởng bởi gió, gió mạnh tạo ra sự thoát hơi nước bất thường, làm rách lá, gây đổ cây.

Câu 2: Trình bày kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối. Liên hệ với thực tiễn ở địa phương em.

Bài làm chi tiết:

*Kĩ thuật trồng cây chuối:

- Thời vụ: 

+ Đối với miền Bắc: trồng vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (từ tháng 8 đến tháng 10).

+ Đối với miền Nam: từ tháng 5 đến tháng 8.

- Khoảng cách: 

+ Đối với chuối tiêu: cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2 – 2,5m, mật độ khoảng 2000 – 2500 cây/ha.

+ Đối với chuối tây: cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2 – 2,8m, mật độ khoảng 1800 – 2000 cây/ha.

- Chuẩn bị hố trồng: 

+ Kích thước mỗi chiều 40cm x 40cm x 40cm

+ Trộn phân bón lót (15kg phân hữu cơ + 400g supe lân) và đất, sau đó lấp trở lại hố.

- Trồng cây: tạo hố nhỏ chính giữa hố trồng, xé bỏ túi bầu, đặt cây xuống, lấp đất, lấy tay nén chặt đất xung quanh bầu cây đến khi đất cao hơn mặt bầu khoảng 5cm.

*Kĩ thuật chăm sóc cây chuối:

- Làm cỏ, vun xới: Làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để trừ cỏ, hạn chế sâu bệnh, làm đất tơi xốp.

- Bón phân thúc: 

+ Vụ 1: Khối lượng phân bón cần thiết cho vụ 1: phân đạm (0,5 – 0,6kg), phân lân (0,4 – 0,5kg), phân kali (0,8 – 0,9kg). Chia làm 7 lần bón, lần một sau khi trồng 1 tháng, các lần sau cách nhau 1,5 tháng. 

+ Vụ 2: Chia làm 5 lần bón, lần 1 sau thu hoạch vụ 1, các lần sau cách nhau 1 tháng. Khối lượng phân bón cần thiết cho vụ 2: phân hữu cơ (10 – 15 kg), phân đạm (0,4 – 0,5 kg), phân lân (0,5 – 0,8kg), phân kali (0,8 – 0,9 kg).

- Tưới nước: 

+ Sau trồng đến 1 tháng: ngày tưới 1 lần, từ 4 – 5 lít/cây.

+ Giai đoạn trổ hoa, phát triển, ra quả: 3 ngày tưới 1 lần, từ 20 – 25 lít/cây.

+ Trước 30 ngày thu hoạch, hạn chế tưới nước.

- Phòng trừ sâu bệnh hại: Vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống chuối chống chịu, tiêu thoát nước, bón phân cân đối, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học…

VẬN DỤNG

Đề xuất quy trình trồng và chăm sóc một giống chuối phổ biến ở địa phương em.

Bài làm chi tiết:

- Học sinh tiến hành trồng và chăm sóc một giống chuối (chuối tây, chuối tiêu, chuối bom, chuối ngự…) theo bài tập 2 ở phần luyện tập tại địa phương.

Thông tin bổ sung: Một số giống chuối triển vọng ở Việt Nam:

- Giống chuối tây GL3-2: 

+ Đây là giống chuối sinh trưởng khỏe, năng suất cao, chất lượng quả tốt và đặc biệt là chống chịu được với bệnh héo vàng do nấm Fusarium oxysporum (FOC gây ra).

+ Thời gian trồng đến trỗ buồng từ 352 – 360 ngày, từ trồng đến thu hoạch từ 471 – 480 ngày.

+ Thân giả cao, hơi mập, có màu xanh vàng và những mảng đen nhỏ. Thế lá đứng, cả bề mặt dưới và trên đều màu xanh hơi đậm, lá dày, rất nhiều phấn. Qủa thẳng hơi cong màu sắc quả có màu ánh đồng.

+ Khối lượng buồng 17,8 – 23,9kg, số nải tư 10 – 12 nải, số quả từ 166 – 190 quả, khối lượng quả 104 – 139g, năng suất 37 – 39 tấn/ha.

+ Có khả năng thích ứng rộng, phát triển ở vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ và những vùng có điều kiện sinh thái tương tự.

- Giống chuối tiêu GL3-5:

+ Chống chịu bệnh héo vàng tốt, chiều cao cây 2,4 – 2,5m, mỗi buồng gồm 8 – 9 nải, nặng khoảng 21 – 25kg, mỗi quả dài 18 – 20cm, dạng quả đẹp.

+ Giống chuối này thuộc nhóm tiêu xanh, thời gian sinh trường 350 – 360 ngày. Có độ đồng đều cao, đạt năng suất trên 45 tấn/ha.

+ Giống triển vọng ở vùng đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc bà các  vùng có điều kiện sinh thái tương tự.

Tìm kiếm google:

Giải công nghệ 9 Trồng cây ăn quả kết nối, giải bài 7 Kĩ thuật trồng và chăm sóc công nghệ 9 Trồng cây ăn quả KNTT, giải công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối bài 7 Kĩ thuật trồng và chăm sóc

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com