Giải chi tiết Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 KNTT bài 26 Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Hướng dẫn giải chi tiết bài 26 Bảo vệ nguồn lợi thủy sản sách mới Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

KHỞI ĐỘNG 

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa gì và được thể hiện như thế nào? Cần làm gì để nâng cao ý thức nguồn lợi thủy sản cho người dân?

Bài làm chi tiết:

- Bảo vệ nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa là:

+ Bảo vệ các loài thuỷ sản, đặc biệt là các loài thuỷ sản quý hiếm.

+ Phục vụ phát triển kinh tế, khoa học và du lịch.

+ Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và góp phần phát triển thuỷ sản bền vững.

+ Bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trong thuỷ vực,

- Bảo vệ nguồn lợi thủy sản được thể hiện qua việc:

+ Khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật

+ Thả các loài thủy sản quý hiếm vào một số nội thủy, vũng và vịnh ven biển

+ Thiết lập các khu bảo tồn biển

+ Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản

- Để nâng cao ý thức nguồn lợi thủy sản cho người dân cần: 

+  Phổ biến kiến thức về tầm quan trọng của nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng của khai thác quá mức và các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

+ Cung cấp thông tin, kỹ thuật và hỗ trợ tài chính cho người dân chuyển đổi sang các mô hình khai thác bền vững.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp.

+ Phổ biến kiến thức về luật pháp liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

1. Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ CỦA VIỆC BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Khám phá: Quan sát Hình 26.2 và nêu ý nghĩa của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Bài làm chi tiết:

- Quan sát Hình 26.2. Ý nghĩa bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

+ Bảo vệ các loài thuỷ sản, đặc biệt là các loài thuỷ sản quý hiếm.

+ Phục vụ phát triển kinh tế, khoa học và du lịch.

+ Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và góp phần phát triển thuỷ sản bền vững.

+ Bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trong thuỷ vực,

Kết nối năng lực: Nêu một số việc nên làm và không nên làm để góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp với thực tiễn của địa phương em.

Bài làm chi tiết:

Nên làm:

1. Khai thác hợp lý:

-  Chỉ khai thác khi đến mùa vụ, ở khu vực cho phép và sử dụng phương thức khai thác hợp pháp.

- Hạn chế sử dụng hóa chất và chất nổ

2. Nuôi trồng thủy sản bền vững:

- Áp dụng các mô hình nuôi trồng tiên tiến

- Sử dụng con giống chất lượng

- Quản lý dịch bệnh hiệu quả

3. Bảo vệ môi trường:

- Hạn chế xả thải chất độc hại: Tránh ô nhiễm nguồn nước.

- Tham gia các hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Không nên làm:

1. Khai thác quá mức:

- Khai thác trong mùa vụ cấm

- Sử dụng các phương thức khai thác hủy diệt: Gây hại cho môi trường và các loài thủy sản khác.

2. Sử dụng hóa chất và chất nổ:

- Gây ô nhiễm môi trường: Hủy hoại môi trường sống của thủy sản và các sinh vật khác.

3. Phá hủy môi trường:

- Phá rừng: Gây mất môi trường sống và sinh sản của thủy sản.

- Xả thải rác thải bừa bãi

2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Khám phá: Vì sao việc thả bổ sung những loài thủy sản quý, hiếm vào các thủy vực tự nhiên giúp chúng tăng khả năng sinh sản?

Bài làm chi tiết:

việc thả bổ sung những loài thủy sản quý, hiếm vào các thủy vực tự nhiên giúp chúng tăng khả năng sinh sản:

- Khi thả các cá thể mới vào môi trường tự nhiên, chúng sẽ mang theo những gen mới, giúp tăng cường đa dạng di truyền cho quần thể. Điều này giúp cho quần thể thủy sản có khả năng thích nghi tốt hơn với môi trường thay đổi, giảm nguy cơ mắc bệnh và tăng khả năng sinh sản.

- Thả bổ sung cá thể giúp tăng số lượng cá thể trong quần thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh sản và phát triển. Khi số lượng cá thể tăng lên, khả năng gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể cũng tăng cao hơn, dẫn đến tỷ lệ sinh sản thành công cao hơn.

- Một số loài thủy sản quý, hiếm có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái trong môi trường sống. Việc thả bổ sung các loài này giúp cải thiện môi trường sống, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh sản của các loài thủy sản khác.

Kết nối năng lực: Chia sẻ với bạn một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.

Bài làm chi tiết:

Một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản.1. Hạn chế xả thải:

- Hạn chế sử dụng hóa chất và chất độc hại

- Xử lý rác thải đúng cách

2. Bảo vệ rừng:

- Trồng và bảo vệ rừng 

- Hạn chế khai thác gỗ rừng

3. Sử dụng phương thức khai thác thủy sản bền vững

4. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: Tuyên truyền và giáo dục cộng đồng: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống của thủy sản.

Không nên làm:

1. Xả thải bừa bãi:

Xả rác thải sinh hoạt và công nghiệp xuống nguồn nước

Sử dụng hóa chất và chất độc hại

2. Phá rừng:

3. Sử dụng phương thức khai thác thủy sản hủy diệt:

- Khai thác trong mùa vụ cấm: Ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của thủy sản.

- Sử dụng các phương thức khai thác hủy diệt: Gây hại cho môi trường và các loài thủy sản khác.

- Khai thác thủy sản non: Ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản trong tương lai.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Trình bày ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Liên hệ với thực tiễn bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở địa phương em.

Bài làm chi tiết:

- Ý nghĩa bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

+ Bảo vệ các loài thuỷ sản, đặc biệt là các loài thuỷ sản quý hiếm.

+ Phục vụ phát triển kinh tế, khoa học và du lịch.

+ Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và góp phần phát triển thuỷ sản bền vững.

+ Bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trong thuỷ vực,

- Nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

+ Xây dựng, ban hành kế hoạch và biện pháp quản lí nguồn lợi thuỷ sản, thực hiện bảo vệ và khai thác thuỷ sản theo quy định của pháp luật.

+ Tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thuỷ sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thuỷ sản, Dành hành lang cho loài thuỷ sản di chuyển khi khai thác thuỷ sản bằng nghề có định ở các sông, hồ, đầm phá.

+ Khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi xả thải, thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất, dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thuỷ sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thuỷ sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thuỷ sản

+ Tuân theo quy định của pháp luật khi tiến hành hoạt động thuỷ sản hoặc có hoạt động ảnh hướng trực tiếp đến môi trường sống, đường di cư, sinh sản của loài thuỷ sản.

- Liên hệ thực tiến:

Địa phương em đã nỗ lực và duy trì những biện pháp tích cực nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Hiểu rõ tầm quan trọng của nguồn lợi thủy sản, người dân địa phương luôn tuân theo mọi chính sách chủ trương và pháp luật. Điều này có ý nghĩa:

+ Bảo vệ các loài thuỷ sản, đặc biệt là các loài thuỷ sản quý hiếm của địa phương em

+ Phục vụ phát triển kinh tế, khoa học và du lịch địa phương.

+ Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và góp phần phát triển thuỷ sản bền vững.

+ Bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trong thuỷ vực

 Câu 2: Mô tả một số biện pháp phổ biến trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nêu ý nghĩa của chúng.

Bài làm chi tiết:

1. Khai thác thuỷ sản đúng quy định của pháp luật, thân thiện với môi trường:

- Khai thác thuỷ sản với ngư cụ phù hợp, đúng quy định, sử dụng ngư cụ khai thác thân thiện môi trường. 

- Nghiêm cấm đánh bắt thuỷ sản bằng những phương pháp mang tính huỷ diệt như thuốc nổ, hoà chất, chích điện.... 

- Hạn chế đành bất thuỷ sản ở khu vực gần bờ, mở rộng vùng khai thác xa bờ. 

- Không khai thác trong mùa sinh sản, thuỷ sản chưa đến thời ki khai thác và các thuỷ sản cảm khai thác; không khai thác trong vùng cảm

2. Thả các loài thuỷ sản quý, hiếm vào một số nội thuỷ, vũng và vịnh ven biển

Cần thả bổ sung các loài thuỷ sản quý, hiếm vào các thuỷ vực tự nhiên để giúp chúng tăng số lượng, tăng khả năng sinh sản, nhờ đó làm tăng nguồn lợi thuỷ sản, ngăn chặn giảm sút trữ lượng của những loài thuỷ sản quý, hiếm

3. Thiết lập các khu bảo tồn biển

Thiết lập các khu bảo tồn biển như vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan nhằm bảo vệ các loài thuỷ sản và môi trường sống của chúng trong các khu bảo tần, tạo các điều kiện lợi cho các loài thuỷ sản sinh trường, phát triển và sinh sản, nhờ đó bảo vệ đa dạng sinh học, bảo đảm cân bằng sinh thái vùng biển, cung cấp nguồn giống và nguồn lợi hải sản, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quốc gia.

4. Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản

Việc bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản bằng các hành động cụ thể như không vứt rác bừa bãi, xả thải đúng quy định, không khai thác thuỷ sản bằng các biện pháp huỷ diệt gây ô nhiễm môi trường, sẽ giúp cung cấp cho các loài thuỷ sản một môi trường sống thuận lợi, nhờ đó giúp chúng sinh trưởng, phát triển và sinh sản nhanh, giúp duy trì và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

VẬN DỤNG

Đề xuất biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp với thực tiễn của địa phương em.

Bài làm chi tiết:

- Phổ biến kiến thức về tầm quan trọng của nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng của khai thác quá mức và các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Khuyến khích người dân áp dụng các phương pháp khai thác thủy sản bền vững

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp.

- Nâng cao nhận thức về luật pháp: Phổ biến kiến thức về luật pháp liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Nâng cao đời sống người dân: Giúp người dân có ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản khi họ có cuộc sống ổn định.

- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường: Tìm kiếm các giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Tìm kiếm google:

Giải Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Kết nối tri thức, giải bài bài 26 Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Kết nối tri thức, giải Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Kết nối tri thức bài 26 Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Xem thêm các môn học

Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản KNTT mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com