Hướng dẫn giải bài 10 Em phòng, tránh xâm hại sách mới Đạo đức 5 cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Tham gia trò chơi Ghép chữ
Cách chơi: Em hãy ghép các chữ cái trong 3 tấm khiên thành những từ ngữ có nghĩa liên quan đến việc bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi xâm hại
Bài làm chi tiết:
+ Màu xanh lá: Luật trẻ em
+ Màu hồng: Bộ luật hình sự
+ Màu xanh dương: Bảo vệ
1. Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu
Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em
Bài làm chi tiết:
Một số quy định của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em:
- Các hành vi bị nghiêm cấm: bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động, trục lợi,..
- Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư
- Trẻ em có quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục
- Trẻ em có quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
- Trẻ em có quyền được bảo vệ để không bị bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt
- Mọi người phải có trách nhiệm cung cấp xử lí thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em
- Quy định của pháp luật về xử lí xâm hại trẻ em: có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng nhất là tù chung thân hoặc tử hình.
2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
a. Bạn nào trong tranh đã nhận biết được nguy cơ và biết cách phòng, tránh xâm hại
b. Việc phòng, tránh nguy cơ xâm hại có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân em?
Bài làm chi tiết:
a. Các bạn đã nhận biết được nguy cơ và biết cách phòng tránh xâm hại
b. Ý nghĩa của việc phòng tránh xâm hại:
- Tránh tổn thương tới sức khỏe tinh thần của chúng ta và những người xung quanh.
- Tạo ra một môi trường an toàn, tin tưởng và tôn trọng, nơi mọi người có thể phát triển và tận hưởng cuộc sống.
- Bằng cách phòng tránh xâm hại, chúng ta tạo điều kiện cho sự phát triển và hạnh phúc của bản thân và những người xung quanh.
3. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
a. Em hãy sắp xếp các tranh theo thứ tự phù hợp
b. Bạn trong tranh đã ứng xử như thế nào khi gặp người có hành vi xâm hại
c, Kể thêm các cách phòng tránh xâm hại mà em biết
Bài làm chi tiết:
a, Sắp xếp: 3 – 6 -2 – 4- 5- 1
b, Bạn trong tranh đã:
+ Né tránh các hành vi đụng chạm của người lạ khi người này cố tiếp cận cô bé
+ Đe dọa đối phương nếu không dừng lại sẽ hét lên
+ Chạy đến những chỗ đông người và kêu cứu
+ Kể lại cho mẹ nghe
=> Cô bé đã có những hành động rất thông minh để tự bảo vệ mình khỏi hành vi xâm hại.
Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Hành vi dùng vũ lực đe doạ, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục là vi phạm pháp luật
b. Pháp luật nước ta nghiêm cấm việc nhận chăm sóc trẻ em để thực hiện hành vi xâm hại
c. Tuỳ theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, người thực hiện hành vi xâm hại trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lí hình sự
d. Bắt trẻ em lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại là vi phạm pháp luật
e. Người lớn có quyền đánh hoặc làm tổn thương tinh thần trẻ em
g. Cha mẹ có quyền bỏ mặc, không quan tâm con
Bài làm chi tiết:
a. Em đồng tình với ý kiến này, vì hành vi dùng vũ lực đe doạ, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục là vi phạm pháp luật. Trẻ em cần được bảo vệ và đảm bảo quyền an toàn của mình.
b. Em đồng tình với ý kiến này, vì pháp luật nước ta nghiêm cấm việc nhận chăm sóc trẻ em để thực hiện hành vi xâm hại. Điều này nhằm đảm bảo sự an toàn và phát triển toàn diện của trẻ em.
c. Em đồng tình với ý kiến này, vì tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm, người thực hiện hành vi xâm hại trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lí hình sự. Điều này nhằm đảm bảo trách nhiệm và trừng phạt những hành vi vi phạm đối với trẻ em.
d. Em đồng tình với ý kiến này, vì bắt trẻ em lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại là vi phạm pháp luật. Trẻ em cần được bảo vệ, đảm bảo quyền học tập và phát triển toàn diện của mình.
e. Em không đồng tình với ý kiến này. Người lớn không có quyền đánh hoặc làm tổn thương tinh thần trẻ em. Trẻ em cần được đối xử với sự yêu thương, tôn trọng và bảo vệ. Hành vi đánh hoặc làm tổn thương tinh thần trẻ em là không chấp nhận được.
g. Em không đồng tình với ý kiến này. Cha mẹ có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và quan tâm đến con. Bỏ mặc và không quan tâm đến con là vi phạm trách nhiệm cha mẹ và có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ em.
Câu 2: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
Cảnh giác | Từ chối | Rời khỏi | Nhờ hỗ trợ |
Bình tĩnh | Tự vệ | Chia sẻ | Gọi tổng đài 111 |
Theo em, các từ khoá trên cần thực hiện trong trường hợp nào để phòng tránh xâm hại
Bài làm chi tiết:
+ CẢNH GIÁC khi thấy đối tượng khả nghi có ý định tiếp cận mình, hoặc trong những trường hợp bản thân ở một mình
+ TỪ CHỐI những lời đề nghị của người lạ, hoặc những lời đề nghị vô lí
+ RỜI KHỎI chỗ nguy hiểm
+ NHỜ HỖ TRỢ khi bản thân gặp tình huống xâm hại
+ BÌNH TĨNH xử lí những tình huống nguy hiểm
+ TỰ VỆ khi bản thân bị đánh, bị trong những tình huống xâm hại
+ CHIA SẺ những vấn đề mình gặp phải cho người thân, người lớn đáng tin cậy
+ GỌI TỔNG ĐÀI 111 khi mình gặp nguy hiểm
Câu 3: Xử lí tình huống:
Tình huống 1: Chỉ vì không cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra, Minh đã bị nhóm bạn ngồi gần cô lập, không cho chơi cùng nữa
Nếu chứng kiến việc làm của các bạn trên, em sẽ khuyên các bạn như thế nào?
Tính huống 2: Do bố mẹ đi làm xa, Hoàng về quê sống cùng với chú để tiện cho việc học hành. Sau khi đi học về, Hoàng thường bị chú bắt bưng bê đồ ăn cho khách và rửa bát đại. Ngày nào công việc cũng lặp lại như vậy, có khi đến 10 giờ tối
Nếu là Hoàng, em sẽ làm gì?
Bài làm chi tiết:
Tình huống 1: Em khuyên các bạn không nên làm như thế. Việc bạn Minh không cho chép bài là hành vi rất đúng đắn. Các bạn nên học tập, ôn bài kĩ trước những giờ kiểm tra để có kết quả tốt nhất chứ không nên dựa dẫm vào việc chép bài của người khác. Như thế các bạn sẽ học kém đi và không thể đối mặt với những kì thi quan trọng
Tình huống 2: Nếu là Hoàng, em sẽ nói chuyện với chú về việc này. Em sẽ nói là em không đủ sức khoẻ để làm nhiều việc như thế, em cũng cần thời gian để học hành. Nếu chú không đồng ý thì đây chính là một trong những biểu hiện của bóc lột sức lao động trẻ em. Khi đó, em sẽ nói ngay lại cho bố mẹ hoặc những bên có thẩm quyền.
Câu 1: Chia sẻ cách phòng tránh xâm hại trong một số tình huống mà em biết
Bài làm chi tiết:
Khi có người phụ nữ lạ mặt muốn tiếp cận, em nên:
+ Từ chối nhận quà từ người lạ
+ Nhanh chóng rời khỏi khu vực không an toàn, cách xa người lạ
+ Nhanh chóng thông báo cho bố mẹ và bảo vệ biết
Câu 3: Em hãy sưu tầm hình ảnh hoặc đoạn phim hướng dẫn cách phòng tránh xâm hại và chia sẻ với lớp
Bài làm chi tiết:
Giải chi tiết Đạo đức 5 cánh diều, giải Đạo đức 5 cánh diều bài 10 Em phòng, tránh xâm hại , Giải bài 10 Em phòng, tránh xâm hại Đạo đức 5 cánh diều