Giải chi tiết HĐTN 11 Kết nối mới chủ đề 8 Các nhóm nghề cơ bản và yêu cầu của thị trường lao động

Giải chủ đề 8 Các nhóm nghề cơ bản và yêu cầu của thị trường lao động sách Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHÁM PHÁ

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về các nhóm nghề cơ bản

Câu hỏi 1: Chia sẻ sự hiểu biết của em về các nhóm nghề cơ bản và căn cứ phân loại

Hướng dẫn trả lời:

- Phân loại theo đặc tính nghề nghiệp:

  • Nhóm kĩ thuật
  • Nhóm nghiên cứu
  • Nhóm nghệ thuật
  • Nhóm xã hội
  • Nhóm quản lý
  • Nhóm nghiệp vụ
  • .....

- Phân loại theo đối tượng và tính chất của mối quan hệ lao động:

  • Nhóm nghề: Người - kĩ thuật
  • Nhóm nghề: Người- người
  • ....

Câu hỏi 2: Xác định những đặc trưng, yêu cầu của nhóm nghề cơ bản

Hướng dẫn trả lời:

Đặc điểm của kinh doanh

Kinh doanh là một ngành nghề với đặc thù riêng và những đặc điểm của nó cụ thể như sau:

+ Trao đổi hàng hóa và dịch vụ: Toàn bộ các hoạt động kinh doanh đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến sự trao đổi hàng hóa hay dịch vụ đổi lấy tiền, hay giá trị của tiền.

+ Giao dịch trong nhiều giao dịch: Trong kinh doanh, việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ chính là một hoạt động diễn ra thường xuyên. Một sản phẩm, dịch vụ trước khi đến tay người tiêu dùng có thể trải qua nhiều giao dịch khác nhau.

+ Lợi nhuận là mục tiêu chính: Việc kinh doanh được thực hiện với mục đích đó là tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận cũng là phần thưởng cho các dịch vụ của một doanh nhân.

+ Kết nối với sản xuất: Dù kinh doanh lĩnh vực gì thì cũng đều phải có sự kết nối với sản xuất hàng hóa hay dịch vụ. Trong trường hợp này, nó được gọi là hoạt động công nghiệp. Những ngành công nghiệp có thể chính hay phụ.

+ Tiếp thị và phân phối hàng hóa: Hoạt động kinh doanh có thể liên quan đến tiếp thị hay phân phối hàng hóa trong trường hợp gọi là hoạt động thương mại.

Câu hỏi 3. Sắm vai chuyên gia để trả lời những câu hỏi của các bạn về đặc trưng và yêu cầu của nhóm nghề cơ bản.

A: Thưa chuyên gia, đặc trưng của nhóm nghề kĩ thuật là gì?

B: Đặc trưng của nhóm nghề kĩ thuật là.....

Hướng dẫn trả lời:

Ngành nghề thuộc về cơ khí, ô tô, điện, tin học hoặc các ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo của tay chân như thể thao, nấu nướng, chăm sóc cây xanh, thủ công mỹ nghệ…

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động

Câu hỏi 1: Chia sẻ về một số tình huống thiếu an toàn cho người lao động và tình huống chưa đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp của người lao động động mà em biết 

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ như việc người công nhân ra công trường làm việc hoặc khảo sát nhưng không mặc đồ bảo hộ lao động.

Câu hỏi 2: Thảo luận về ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.

Hướng dẫn trả lời:

Ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động:

+Phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

+Bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động

+Nâng cao hiệu quả lao động và mục tiêu phát triển.

RÈN LUYỆN

HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất và  năng lực của người lao động.

Câu hỏi 1: Phân tích những yêu cầu của nhà tuyển dụng mà người lao động cần có để đáp ứng với yêu cầu của nghề.

Hướng dẫn trả lời:

1. Tinh thần làm việc cao

Tất nhiên rồi nếu bạn có phải là một người có trách nhiệm và dồn công sức để hoàn thành công việc, cho dù đó là việc dễ hay khó? thì bạn luôn luôn là một trong những người có điểm cộng cao nhất trong mắt nhà tuyển dụng.

2. Thái độ tích cực

Thái độ làm việc thể hiện được trách nhiệm của bạn, và tính cách của bạn. Sự vui vẻ hòa đồng và tự tin khi phỏng vấn sẽ thể hiện được phần nào thái độ làm việc của bạn trước các nhà tuyển dụng.

3. Kỹ năng giao tiếp tốt

Không chỉ trong công việc mà là cuộc sống riêng của bạn. Giao tiếp luôn là cầu nối tốt nhất để đạt được thành công và tình cảm của những người xung quanh. Thật không có lý do nào để có thể từ chối ngay được một người có kỹ năng giao tiếp tốt dù anh ta có hơi thiếu sót về kinh nghiệm.

4. Khả năng quản lý thời gian

Bạn có bao giờ tự hỏi làm thế nào để sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên và cùng lúc xử lý nhiều công việc khác nhau chưa? Bạn có sử dụng quỹ thời gian làm việc một cách có lịch trình không? nếu chưa hãy tập ngay đi nếu không muốn bị mất điểm trước nhà tuyển dụng

5. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Khi có vấn đề phát sinh bạn chọn cách né tránh hay đối đầu? nhận trách nhiệm hay đùn đẩy cho người khác? hãy tự thành thật với chính mình, sự lừa dối bản thân và yếu đuối sẽ kiềm hãm chính sự thành công của bạn

6. Có tinh thần đồng đội

Bạn có bao giờ nghĩ mình sẽ là một Teamleader chưa? hay cao hơn là một manager đầy quyền lực? nếu có thì hãy tập ngay cho mình tinh thần đồng đội làm việc nhóm ngay đi, nếu không bạn chỉ có thể là một người nhân viên mà thôi.

7. Tự tin

Đơn giản là nếu như bạn thiếu đi sự tự tin thì bạn sẽ mất tất cả không chỉ trong công việc mà còn trong chính cuộc sống của bạn. Vì thế hãy mạnh mẽ lên trau dồi thêm kiến thức, đọc nhiều sách để tự tin hơn trong chính cuộc sống của mình.

8. Khả năng chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình

Trừ khi bạn không muốn thành công, còn nếu muốn bắt buộc bạn phải tiếp thu những lời phê bình. Chỉ có những câu nói thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm của mình từ người khác mới có thể khiến bạn trưởng thành và thành công hơn trong cuộc sống.

Câu hỏi 2: Tìm kiếm các thông tin tuyển dụng liên quan đến nghề nghiệp mà em lựa chọn và phân tích các yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Hướng dẫn trả lời:

Bác sĩ ngoại khoa: Giống như cách gọi tên, các bác sĩ này sẽ có trình độ chuyên sâu về một chuyên khoa cụ thể ứng với các bộ phận trên cơ thể chúng ta. Đó là chuyên khoa răng – hàm – mặt, tai – mũi – họng, mắt, tim mạch, thần kinh, mắt,…

Kĩ sư: Những kiến thức chuyên môn cơ bản như đọc bản vẽ, bóc tách dự toán, lập hồ sơ dự thầu, lập giá dự thầu, lập hồ sơ quyết toán xây dựng là những kiến thức mà kỹ sư xây dựng phải nắm rõ để có thể làm việc thực tế.

HOẠT ĐỘNG 4: Sưu tầm và giới thiệu tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động

Câu hỏi 1: Thảo luận xác định cách thức sưu tầm tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thị trường lao động.

Hướng dẫn trả lời:

Sưu tầm tài liệu qua sách, báo, tạp chí, ấn phẩm giới thiệu về các nghành, nghề.

Sưu tầm liệu qua internet, tìm hiểu ở một số trang có uy tín như Tổ chức ILo, website về lĩnh vực nghề nghiệp

Sưu tầm qua việc chia sẻ, trao đổi tài liệu từ các nhà tuyển dụng, các chuyên gia hướng nghiệp, bạn bè.

Nghề nghiệp đang phát triển và được trở thành xu hướng hiện nay bao gồm: công nghệ thông tin, bác sĩ,....

Câu hỏi 2: Giới thiệu tài liệu đã sưu tầm được xu hướng phát triển nghề trong xã hội và thi trường lao động

Hướng dẫn trả lời:

Công nghệ thông tin

Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Chắc sóc sức khỏe

Lĩnh vực năng lượng hạt nhân,......

HOẠT ĐỘNG 5: Giải thích ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động

Câu hỏi 1: Xây dựng bài thuyết ý nghĩa của đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đối với người lao động.

Hướng dẫn trả lời:

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

Nói cách khác an toàn lao động chính là giải pháp để không xảy ra tai nạn trong quá trình lao động. Còn vệ sinh lao động là giải pháp để giúp người lao động không bị các bệnh liên quan đến nghành nghề đang làm.

An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là giải pháp hạn chế người lao động bị các thương tổn, sức khỏe gây ra bởi các yếu tố nguy hiểm khi làm việc.

LUẬT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG 2015

Để bảo vệ quyền lợi cũng như nghĩa vụ của người lao động. Các nhà nước đều đưa ra các điều luật, quy định, hướng dẫn để đảm bảo tính công bằng trong việc sử dụng lao động và người lao động. Nước Việt Nam chúng ta cũng như thế, Chúng ta cũng có luật an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Mỗi năm qua đi, mỗi nhiệm kỳ luật lao động ngày càng hoàn thiện hơn. Trước năm 2015 thì chúng ta cũng đã có luật an toàn vệ sinh lao động rồi nhưng hiện tại chúng ta đang áp dụng phổ biến nhất đó là luật an toàn vệ sinh lao đông 2015.

Năm nay là năm 2019 trải qua các năm 2016, 2017, 2018 nhà nước đã ban hành rất nhiều các thông tư, quy định để bổ sung cho luật ATVSLĐ. Các kế hoạch an toàn vệ sinh lao đông, tháng an toàn vệ sinh lao động luôn được Cục An Toàn Lao Động thay nhà nước đề ra. Điều này cho thấy sự quan tâm rất lớn của nhà nước trong vấn đề lao động sản xuất.

Nội dung luật an toàn, vệ sinh lao động 2015.

Luật ATVSLĐ 2015 quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; các chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

Mục đích của an toàn vệ sinh lao động là :

1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.

2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.

3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động

Ý nghĩa của luật an toàn vệ sinh lao động 2015.

1. Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.

2. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.

3. Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.

4. Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

5. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.

LỢI ÍCH AN TOÀN LAO ĐỘNG.

Điều gì xảy ra nếu như trong quá trình lao động chúng ta không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động? Nếu làm việc trong môi trường lao động có tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm thì tai nạn lao động rất dễ xảy ra. Nhẹ thì xây xước trầy da, nặng thì gây thương tích và các bệnh nghề nghiệp, thậm chí có trường hợp mất mạng khi xẩy ra tai nạn.

Vì vậy lợi ích lớn nhất khi thực hiện các biện pháp an toàn lao động đó là ngăn ngừa tai nạn, bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn mắc các bệnh nghề nghiệp.

An toàn lao động có bắt buộc khi tham gia lao động hay không? Điều này được quy định trong luật vì thế thực hiện các biện pháp an toàn lao động là điều kiện bắt buộc trong quá trình làm việc. Lợi ích thứ 2 mà an toàn vệ sinh lao động đem đến đó là đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của cả người lao động lẫn người lao động.

VẬN DỤNG

HOẠT ĐỘNG 6: Tích cực tìm hiểu và trao đổi thông tin về các nhóm nghề, yêu cầu của thị trường lao động

Câu hỏi: Tìm hiểu và trao đổi thông tin về các nhóm nghề yêu cầu của thị trường lao động.

Hướng dẫn trả lời:

Trao đổi thường xuyên cùng thầy cô, cha mẹ, bạn bè để hiểu rõ hơn về xu hướng phát triển của nghề và yêu cầu của thị trường lao động.

Tìm đọc thêm các thông về đặc của nhóm nghề, yêu cầu tuyển dụng của các nhóm nghề.

Tìm kiếm google: Giải HĐTN 11 KNTTchủ đề 8 Các nhóm nghề cơ bản và yêu cầu của thị trường lao động , giải Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Kết nối tri thức chủ đề 8 Các nhóm nghề cơ bản và yêu cầu của thị trường lao động , giải sách giáo khoa HĐTN 11 Kết nối tri thức chủ đề 8 Các nhóm nghề cơ bản và yêu cầu của thị trường lao động

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com