Trong nửa sau thế kỉ XX, cuộc "lột xác” của nước Nhật Bản từ những mảnh vỡ của một quốc gia bại trận sau chiến tranh để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là một trong những câu chuyện “thần kì” của lịch sử thế giới thế kỉ XX. Hãy chia sẻ những điều em biết về sự phát triển “thần kì” và nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó của Nhật Bản. Từ năm 1973 đến nay, tình hình kinh tế, xã hội Nhật Bản có những chuyển biến nổi bật nào?
Bài làm chi tiết:
Từ năm 1973 đến nay, tình hình kinh tế, xã hội Nhật Bản có những chuyển biến nổi bật sau:
- Trong giai đoạn sau Chiến tranh thế giới II, Nhật Bản từ một quốc gia bại trận trở thành một trong những nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
- Từ năm 1973 đến nay, Nhật Bản đã trải qua nhiều chuyển biến đáng chú ý. Một trong những điểm đáng lưu ý nhất là sự gia tăng đáng kể của dân số già và sự suy giảm dân số trẻ, gây ra các thách thức về lao động và hệ thống an sinh xã hội. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đang phải đối mặt với các vấn đề như tăng cường cạnh tranh kinh tế quốc tế, tăng trưởng kinh tế chậm lại và nợ công gia tăng. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn duy trì vị thế là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, với các ngành công nghiệp mũi nhọn như ô tô, điện tử và hàng không tiếp tục phát triển. Đất nước này cũng tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng quốc tế, với những cam kết về phát triển bền vững và hòa bình trong khu vực và trên thế giới.
Câu hỏi: Khai thác thông tin và các tư liệu 1, 2 trong mục, hãy nêu những nội dung cơ bản của quá trình dân chủ hoá ở Nhật Bản.
Bài làm chi tiết:
Những nội dung cơ bản của quá trình dân chủ hoá ở Nhật Bản:
- Về an ninh - chính trị: SCAP tiến hành giải tán lực lượng vũ trang của Nhật Bản, xét xử tội phạm chiến tranh, thực hiện dân chủ hoá xã hội Nhật Bản, tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Nghị viện mới ngày 10- 4- 1946 và quan trọng nhất là ban hành Hiến pháp 1946.
- Về kinh tế:
- Về văn hoá, giáo dục:
Câu hỏi: Nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội của Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng.
Bài làm chi tiết:
Những chuyển biến về kinh tế, xã hội của Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng:
Câu hỏi: Khai thác thông tin và Tư liệu 3 trong mục, tìm những dẫn chứng thể hiện sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản.
Bài làm chi tiết:
Những dẫn chứng thể hiện sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản:
Câu hỏi: Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến “sự thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản.
Bài làm chi tiết:
Nguyên nhân dẫn đến “sự thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản:
Câu hỏi: Hãy phân tích những nét chính về tình hình chính trị - xã hội Nhật Bản trong những năm 1952- 1973. Theo em, nguyên nhân dẫn đến tình hình đó là gì?
Bài làm chi tiết:
- Những nét chính về tình hình chính trị - xã hội Nhật Bản trong những năm 1952- 1973:
+ Đảng Dân chủ Tự do (LDP) nắm quyền liên tục ở Nhật Bản kể từ khi thành lập. Dưới thời Thủ tướng I-kê-đa, Nhật Bản chủ trương xây dựng một “Nhà nước phúc lợi chung” nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.
+ Điều kiện giáo dục, y tế và mức sống của người dân không ngừng được nâng cao.
+ Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển vượt bậc, Nhật Bản cũng phải đối diện với nhiều thách thức như tình trạng ô nhiễm môi trường, khó khăn về nhà ở và quản lí xã hội, tình trạng tham nhũng.
- Nguyên nhân dẫn đến tình hình đó:
+ Con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu
+ Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
+ Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế
Câu hỏi: Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000.
Bài làm chi tiết:
Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000:
- Thứ nhất, các chính sách tài chính của Chính phủ Nhật Bản không được tiến hành kịp thời và chưa thực sự hiệu quả để đưa nền kinh tế ra khỏi suy thoái.
- Thứ hai, lợi nhuận từ xuất khẩu không được sử dụng hiệu quả cho thị trường trong nước. Sức sống của nền kinh tế suy giảm, không đủ vốn đầu tư cho những công ty mới.
- Thứ ba, tình trạng già hoá dân số gia tăng, trước hết là dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản. Sự suy giảm lực lượng lao động dẫn tới giảm lợi nhuận và tác động đến chiến lược kinh doanh của các nhà đầu tư.
Câu hỏi: Nêu những nét chính và tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản trong những năm 1973- 2000.
Bài làm chi tiết:
Những nét chính và tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản trong những năm 1973- 2000:
- Về chính trị:
- Về xã hội:
Câu hỏi: Trình bày quá trình cải cách và phục hồi kinh tế của Nhật Bản trong những năm đầu thế kỉ XXI.
Bài làm chi tiết:
Quá trình cải cách và phục hồi kinh tế của Nhật Bản trong những năm đầu thế kỉ XXI: Trong những năm đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế Nhật Bản từng bước được phục hồi và chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Câu hỏi: Khai thác thông tin và các tư liệu 4, 5 trong mục, hãy phân tích những chuyển biến về chính trị, xã hội của Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI (cả mặt tích cực và mặt tiêu cực).
Bài làm chi tiết:
Những chuyển biến về chính trị, xã hội của Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI (cả mặt tích cực và mặt tiêu cực):
Về chính trị:
- Từ đầu thế kỉ XXI đến nay, tình hình chính trị của Nhật Bản không ổn định với sự thay đổi Nội các và thủ tướng liên tục.
- Nhật Bản luôn coi quan hệ đồng minh với Mỹ là mối quan hệ quan trọng và hợp tác chặt chẽ để giải quyết nhiều vấn đề trong quan hệ quốc tế.
- Quan hệ láng giềng với các nước trong khu vực được Nhật Bản coi trọng, mà cốt lõi là chiến lược ngoại giao kinh tế.
- Uy tín và vị thế quốc tế của Nhật Bản từng bước được nâng cao.
Về xã hội:
- Tích cực: Nhật Bản là nước có chỉ số phát triển con người (HDI) đứng thứ bảy thế giới, tuổi thọ trung bình thuộc nhóm cao nhất thế giới (85 tuổi), tỉ lệ lao động thất nghiệp giảm qua các năm.
- Tiêu cực:
Câu hỏi: Hãy nêu nhận xét về những bài học thành công của Nhật Bản.
Bài làm chi tiết:
Nhận xét về những bài học thành công của Nhật Bản: Thành công của Nhật Bản là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố bắt nguồn từ truyền thống lịch sử và văn hoá của đất nước:
- Nhân tố con người: Nguồn nhân lực với trình độ học vấn cao, kĩ năng chuyên nghiệp cùng với đội ngũ cán bộ khoa học – kĩ thuật đông đảo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, ...
- Hệ thống tổ chức, quản lí sản xuất” Nhật Bản là quốc gia có hệ thống tổ chức, quản lí sản xuất mang lại hiệu quả cao.
- Vai trò của Nhà nước: Nhật Bản là Nhà nước đảm nhận chức năng điều phối, vừa là chủ thể quản lí kinh tế và đầu tư, vừa tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế. Nhà nước thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển nhanh các ngành kinh tế và khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp mới.
- Truyền thống lịch sử, văn hóa: Nhật Bản luôn phải chịu ảnh hưởng của thiên tai với những trận động đất, sóng thần gây hậu quả thảm khốc trong lịch sử. Quá trình đương đầu với những thách thức khắc nghiệt của thiên nhiên đã tạo nên ý chí, nghị lực phi thường con người Nhật Bản.
- Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật: Để phát triển nhanh, Nhật Bản chủ trương mua bằng phát minh, sáng chế, áp dụng các thành tựu khoa học, kĩ thuật hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng sự cạnh tranh với các nước khác.
Câu 1: Lập bảng tóm tắt những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Nhật Bản qua các giai đoạn: 1952 – 1973, 1973 – 2000 và những năm đầu thế kỉ XXI (theo gợi ý sau đây vào vở):
Giai đoạn | Nét chính | ||
Kinh tế | Chính trị | Văn hóa | |
Giai đoạn 1952- 1973 | ? | ? | ? |
Giai đoạn 1973- 2000 | ? | ? | ? |
Những năm đầu thế kỉ XXI | ? | ? | ? |
Bài làm chi tiết:
Giai đoạn | Nét chính | ||
Kinh tế | Chính trị | Văn hóa | |
Giai đoạn 1952- 1973 | - Một số ngành công nghiệp của Nhật Bản đạt tốc độ phát triển cao hơn nhiều so với Mỹ, Anh, Cộng hoà Liên bang Đức. - Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới (cùng với Mỹ và Tây Âu), chính thức trở thành đối thủ cạnh tranh với Mỹ. - Quan hệ thương mại quốc tế của Nhật Bản cũng có sự phát triển vượt bậc. - Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản trong những năm 1952 – 1973 ở mức cao, bình quân khoảng 10%/năm. - Năm 1956, Nhật Bản bình thường hoá quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc. Năm 1964, Thế vận hội Ô-lim-píc đã được tổ chức tại Nhật Bản. | + Đảng Dân chủ Tự do (LDP) nắm quyền liên tục ở Nhật Bản kể từ khi thành lập. Dưới thời Thủ tướng I-kê-đa, Nhật Bản chủ trương xây dựng một “Nhà nước phúc lợi chung” nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.
| - Điều kiện giáo dục, y tế và mức sống của người dân không ngừng được nâng cao. - Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển vượt bậc, Nhật Bản cũng phải đối diện với nhiều thách thức như tình trạng ô nhiễm môi trường, khó khăn về nhà ở và quản lí xã hội, tình trạng tham nhũng.. |
Giai đoạn 1973- 2000 | - Trong nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ (1973) khiến nền kinh tế Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề. + Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện hàng loạt chính sách. + Kết quả: Nhật Bản đã khắc phục được những hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng. - Bước sang những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản tiếp tục quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chú trọng việc mở cửa thị trường trong nước, giảm bớt phụ thuộc vào xuất khẩu. - Từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản trở thành siêu cường tài chính số một thế giới. Từ cuối năm 1986 đến đầu năm 1991, Nhật Bản bước vào thời kì “kinh tế bong bóng”. - Trong những năm 90, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng trì trệ, suy giảm kéo dài. - Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
| - Trong phần lớn thời gian của giai đoạn 1973 – 2000, Đảng Dân chủ Tự do tiếp tục khẳng định vai trò của đảng cầm quyền. - Thứ nhất, liên minh chặt chẽ với Mỹ là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Mặt khác, Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu và mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác khác trên phạm vi toàn cầu. - Thứ hai, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại mới để vừa duy trì hoà bình và an ninh, phát triển đất nước. - Nhật Bản chú trọng việc đóng góp tài chính và nguồn nhân lực cho Liên hợp quốc. - Đối với khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản đưa ra Học thuyết Phu-cư-đa, tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. | - Trong những năm 80, tầng lớp trung lưu mới xuất hiện và ngày càng đông đảo trong các thành phố và trung tâm công nghiệp. - Tuy nhiên, số lượng người bị phá sản, mất việc làm, phải sống bằng trợ cấp xã hội ngày càng nhiều. |
Những năm đầu thế kỉ XXI | - Trong những năm đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế Nhật Bản từng bước được phục hồi và chuyển biến theo chiều hướng tích cực. + Năm 2001, GDP của Nhật Bản là gần 4,4 nghìn tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người là 34 000 USD; đến năm 2008, GDP tăng lên 5,1 nghìn tỉ USD và thu nhập bình quân đầu người đạt 39 000 USD. + Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính toàn cầu (2008 – 2009) đã đẩy nền kinh tế mới hồi phục của Nhật Bản vào một cơn bão suy thoái mới. + Cùng với tác động từ sự phục hồi của các nền kinh tế lớn trên thế giới, từ năm 2009, xuất khẩu của Nhật Bản tăng trở lại. + Từ năm 2010, việc thực hiện cải cách đã giúp nền kinh tế Nhật Bản từng bước lấy lại đà tăng trưởng và đạt được những kết quả tích cực. | - Từ đầu thế kỉ XXI đến nay, tình hình chính trị của Nhật Bản không ổn định với sự thay đổi Nội các và thủ tướng liên tục. - Nhật Bản luôn coi quan hệ đồng minh với Mỹ là mối quan hệ quan trọng và hợp tác chặt chẽ để giải quyết nhiều vấn đề trong quan hệ quốc tế. - Quan hệ láng giềng với các nước trong khu vực được Nhật Bản coi trọng, mà cốt lõi là chiến lược ngoại giao kinh tế. - Uy tín và vị thế quốc tế của Nhật Bản từng bước được nâng cao. | - Tích cực: Nhật Bản là nước có chỉ số phát triển con người (HDI) đứng thứ bảy thế giới, tuổi thọ trung bình thuộc nhóm cao nhất thế giới (85 tuổi), tỉ lệ lao động thất nghiệp giảm qua các năm.
- Tiêu cực: + Dân số già hoá và tỉ lệ sinh thấp là thách thức lớn đối với Nhật Bản. + Những vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội đặt ra trong những năm đầu thế kỉ XXI đòi hỏi Chính phủ Nhật Bản phải có những quyết sách mang tính bước ngoặt để giải quyết. |
Câu 2: Có nhận định cho rằng: “Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, uy tín và vị thế của Nhật Bản ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế”. Hãy cho biết ý kiến của em về nhận định trên.
Bài làm chi tiết:
Em đồng ý với nhận định “Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, uy tín và vị thế của Nhật Bản ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế” vì:
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã trải qua một quá trình phục hồi và phát triển kinh tế vững mạnh, từ một quốc gia bị hủy hoại sau chiến tranh trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới.
- Ví dụ:
- Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng Nhật Bản đối mặt với một số thách thức như dân số già hóa, đối đầu với sự cạnh tranh từ các nền kinh tế mới nổi và các vấn đề xã hội như bất đẳng cấp và thiếu hụt nhân lực. Việc giải quyết những thách thức này sẽ quyết định đến sự tiếp tục duy trì và phát triển uy tín và vị thế của Nhật Bản trong tương lai.
Câu 3: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet về những thành tựu của nền kinh tế Nhật Bản trong thời kì 1952 – 1973, hãy viết một bài luận để làm rõ sự phát triển “thần kì” đó.
Bài làm chi tiết:
Trong giai đoạn 1952-1973, Nhật Bản đã trải qua một giai đoạn phát triển kinh tế không thể phủ nhận, được coi là "Kỳ thần kỳ". Sự phát triển này đã chứng tỏ khả năng tái thiết và khôi phục của quốc gia sau thảm họa Chiến tranh thế giới thứ hai. Tăng trưởng GDP đáng kinh ngạc: Trong thời kỳ 1952-1973, GDP của Nhật Bản đã tăng trưởng với tốc độ rất cao. Từ một nền kinh tế hậu chiến hư hại, GDP của Nhật Bản đã tăng từ khoảng 28 tỷ USD vào năm 1952 lên đến hơn 450 tỷ USD vào năm 1973. Sự xuất sắc trong các ngành công nghiệp mũi nhọn: Nhật Bản đã thành công trong việc phát triển các ngành công nghiệp chủ chốt như ô tô, điện tử, và hàng không. Các công ty như Toyota, Sony, và Mitsubishi đã trở thành những tên tuổi lớn trên thị trường quốc tế, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới (cùng với Mỹ và Tây Âu), chính thức trở thành đối thủ cạnh tranh với Mỹ, ... Sự phát triển này không chỉ là kết quả của các yếu tố kinh tế mà còn phản ánh sự kết hợp tốt đẹp giữa nhiều yếu tố xã hội, chính trị và văn hóa.
Câu 4: Trong những bài học thành công của Nhật Bản, theo em, bài học nào có thể vận dụng được ở Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước hiện nay?
Bài làm chi tiết:
Theo em, những bài học có thể vận dụng được ở Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước hiện nay:
+ Truyền thống tự lực ,tự cường, khiêm tốn học tập.
+ Phát huy nhân tố con người.
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tập trung đầu tư phát triển kinh tế.
+ Sử dụng hiệu quả thành tựu khoa học kĩ thuật.
+ Tăng trưởng kinh tế nhưng phải giữ gìn bản sắc dân tộc , gắn liền với lợi ích của nhân dân.
Câu 5: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, hãy chia sẻ một số thông tin về mối quan hệ giữa Nhật Bản – Việt Nam hiện nay.
Bài làm chi tiết:
Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam hiện nay được xem là một trong những mối quan hệ đối tác chiến lược quan trọng của cả hai quốc gia. Hai quốc gia này đã xây dựng và phát triển một mối quan hệ đa chiều, vững chắc và có lợi cho cả hai bên trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, đến văn hóa và giáo dục.
Trên mặt kinh tế, Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam trong các ngành công nghiệp như ô tô, điện tử, và sản xuất công nghiệp, đóng góp vào việc nâng cao công nghệ và tạo ra hàng ngàn việc làm cho người lao động Việt Nam.
Cả hai quốc gia cũng hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Chương trình học bổng, trao đổi sinh viên và hợp tác giữa các trường đại học của Nhật Bản và Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và sinh viên của cả hai quốc gia để học hỏi và trải nghiệm giáo dục và văn hóa của nhau.
Mặt chính trị, hai quốc gia cũng thường xuyên thúc đẩy các cuộc gặp gỡ và trao đổi giữa các quan chức cấp cao để thảo luận về các vấn đề quan trọng và củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên.
Ngoài ra, quan hệ văn hóa giữa Nhật Bản và Việt Nam cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự trao đổi văn hóa, nghệ thuật, và du lịch giữa hai quốc gia đã tạo ra cơ hội cho người dân cả hai nước hiểu và tôn trọng văn hóa của nhau.
Như vậy, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam ngày nay không chỉ là một mối quan hệ đối tác kinh tế mà còn là một mối quan hệ đa phương, đa chiều, mang lại nhiều lợi ích cho cả hai quốc gia. Sự hợp tác và giao lưu giữa hai nền văn hóa giàu truyền thống này cũng góp phần vào việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Giải chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri thức, Giải chuyên đề 2: Nhât Bản: Hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay SGK chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri thức, Giải chuyên đề Lịch sử 12 kết nối chuyên đề 2: Nhât Bản: Hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay