Giải chi tiết chuyên đề Hóa học 12 Kết nối bài 8: Liên kết và cấu tạo của phức chất

Giải bài 8: Liên kết và cấu tạo của phức chất sách chuyên đề Hóa học 12 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa chuyên đề mới. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Mở đầu: Trong phức chất [MLn], các phối tử L sắp xếp xung quanh nguyên tử trung tâm M tạo ra các dạng hình học khác nhau. Vậy, sự hình thành liên kết trong phức chất tứ diện và phức chất bát diện được giải thích như thế nào theo thuyết liên kết hoá trị?

Bài làm chi tiết:

Sự hình thành liên kết trong phức chất tứ diện và phức chất bát diện được giải thích:  Theo thuyết liên kết hoá trị, liên kết trong phức chất có dạng hình học tứ diện được hình thành từ sự cho cặp electron chưa liên kết của phối tử vào các orbital lai hoá sp3 trống của nguyên tử trung tâm.

Theo thuyết liên kết hoá trị, liên kết trong phức chất có dạng hình học bát diện ( còn được gọi là phức chất bát diện) được hình thành từ sự cho cặp electron chưa liên kết của phối tử đến các orbital lai hoá d2sp3 hoặc sp3d2 trống của nguyên tử trung tâm.

Câu hỏi 1: Xác định nguyên tử trung tâm và kiểu lai hoá của nó trong phức chất [Zn(NH3)4]2+ có dạng hình học tứ diện và phức chất [CoF6]3-.

Bài làm chi tiết:

Phức chất [Zn(NH3)4]2+:

  • Nguyên tử trung tâm: Zn2+
  • Kiểu lai hoá: sp3

Phức chất [CoF6]3-:

  • Nguyên tử trung tâm: Co3+
  • Kiểu lai hoá: d2sp3

Câu hỏi 2: Phức chất [CoCl2(en)2]+ có cấu tạo như sau:

A diagram of chemical formula

Description automatically generated

  1. Chỉ ra các phối tử trong phức chất trên và dung lượng phối trí của chúng.
  2. Chỉ ra nguyên tử trung tâm trong phức chất trên và số phối trí của nó.
  3. Nguyên tử trung tâm trong phức chất trên đã nhận cặp electron từ nguyên tử nào của các phối tử?
  4. Nêu dạng hình học của phức chất trên.

Bài làm chi tiết:

  1. Phối tử Cl, dung lượng phối trí là 1

    Phối tử ethylenediamine, dung lượng phối trí là 2

  1. Nguyên tử trung tâm trong phức chất: Co, số phối trí là 6
  2. Nguyên tử trung tâm trong phức chất trên nhận cặp electron từ nguyên tử N và Cl của phối tử.
  3. Dạng hình học của phức chất là: bát diện

Câu hỏi 3: Biết phức chất [NiCl4]2- có dạng hình học tứ diện.

  1. Xác định nguyên tử trung tâm và số phối trí của nguyên tử trung tâm.
  2. Trình bày sự hình thành liên kết trong phức chất [NiCl4]2- theo thuyết liên kết hoá trị, biết Ni có Z=28.

Bài làm chi tiết:

  1. Nguyên tử trung tâm: Ni2+, số phối trí của nguyên tử trung tâm: 4
  2. Nguyên tử trung tâm là Ni2+ có cấu hình [Ar]3d8. Để tạo ra dạng hình học tứ diện thì nguyên tử trung tâm Ni2+ lai hoá sp3, bốn phối tử Cl cho cặp electron chưa liên kết của nguyên tử Cl vào bốn orbital lai hoá sp3 trống của Ni2+, tạo thành bốn liên kết

Biểu diễn:

A diagram of a circuit

Description automatically generated

Câu hỏi 4: Dự đoán dạng hình học của phức chất [Ti(H2O)6]3+ và kiểu lai hoá của nguyên tử trung tâm trong phức chất, biết Ti có Z=22.

Bài làm chi tiết:

Nguyên tử trung tâm Ti3+ có cấu hình electron: [Ar]3d1

Dự đoán hình học: hình học bát diện

Kiểu lai hoá: d2sp3

Câu hỏi 5: Mô tả sự hình thành phức chất [FeF6]3- theo thuyết liên kết hoá trị. Biết Fe có Z=26.

Bài làm chi tiết:

Mô tả sự hình thành phức chất [FeF6]3- theo thuyết liên kết hoá trị :

+Ion trung tâm của phức chất là: Fe3+

+Cấu hình electron của Fe3+: [Ar]d5

+Để tạo ra dạng hình học bát diện, nguyên tử trung tâm Fe3+ lai hoá sp3d2 , sáu phối tử F- cho cặp electron chưa liên kết vào sáu orbital lai hoá sp3d2 trống của Fe3+ tạo thành sáu liên kết .

+Biểu diễn: 

A diagram of a diagram of a diagram

Description automatically generated with medium confidence

Hoạt động: Biểu diễn dạng hình học của phức chất tứ diện [NiCl4]2- và phức chất bát diện [Fe(H2O)6]3+.

Bài làm chi tiết:

Biểu diễn dạng hình học của phức chất tứ diện [NiCl4]2-

A diagram of a molecule

Description automatically generated

Hình học của phức chất bát diện [Fe(H2O)6]3+:

A diagram of a chemical formula

Description automatically generated

Hoạt động: Xét phức chất vuông phẳng có nguyên tử trung tâm M và hai loại phối tử A,B. Cả A và B đều có dung lượng phối trí là 1.

  1. Viết các công thức hoá học có thể có của phức chất (bỏ qua điện tích của phức chất).
  2. Biểu diễn dạng hình học có thể có của các phức chất.

Bài làm chi tiết:

  1. CTHH: MA2B2, MAB3 , MA3B
  2. Biểu diễn dạng hình học;

A white background with black text

Description automatically generated      A diagram of a person's relationship

Description automatically generated with medium confidence A black and white image of a network

Description automatically generated

                MA2B                                   MAB3                    MA3B

Câu hỏi 6: Cho các phức chất sau: [Ag(NH3)2]+, [ZnCl4]2-, [Ni(CN)4]2-, [PtCl2(NH3)2] ( vuông phẳng).

  1. Phức chất nào có đồng phân cis-, trans-?
  2. Vẽ đồng phân cis-, trans- ( nếu có) của mỗi phức chất. 

Bài làm chi tiết:

  1. Phức chất có đồng phân Cis- là: [ZnCl4]2-, [Ni(CN)4]2-, [PtCl2(NH3)2]

Phức chất có đồng phân Trans- là : [PtCl2(NH3)2]

  1. Đồng phân cis của [ZnCl4]2-:

A diagram of a chemical structure

Description automatically generated

Đồng phân cis của [Ni(CN)4]2-:

A diagram of a chemical structure

Description automatically generated

Đồng phân cis của  [PtCl2(NH3)2]:

A diagram of a chemical formula

Description automatically generated

Đồng phân trans của [PtCl2(NH3)2]:

A chemical structure with black letters

Description automatically generated

Hoạt động: Xét phức chất [MA4B2], trong đó phối tử A, B đều có dung lượng phối trí là 1.

  1. Xác định số phối trí của nguyên tử trung tâm M và dạng hình học của phức chất.
  2. Biểu diễn dạng hình học có thể có của phức chất.

Bài làm chi tiết:

1.Số phối trí của nguyên tử trung tâm M là 6. Dạng hình học của phức chất là: bát diện

2.Biểu diễn dạng hình học:

A white background with black text

Description automatically generated

Câu hỏi 7: Cho phức chất: [Ni(NH3)6]2+ và [PdCl2(NH3)4].

  1. Phức chất nào có đồng phân cis-, trans-?
  2. Vẽ đồng phân cis-, trans- (nếu có) của mỗi phức chất.

Bài làm chi tiết:

  1. Phức chất có đồng phân cis: : [Ni(NH3)6]2+ và [PdCl2(NH3)4].

Phức chất có đồng phân trans: [PdCl2(NH3)4].

  1. Hình học của phức chất có đồng phân cis: : [Ni(NH3)6]2+ 

A diagram of a chemical structure

Description automatically generated

Hình học của phức chất có đồng phân cis, trans: [PdCl2(NH3)4].

A white background with black text

Description automatically generated

 

Câu hỏi 8: Phức chất (A) và phức chất (B) có cấu tạo như sau:

A close-up of chemical formulas

Description automatically generated

Hãy chỉ ra sự khác nhau về cấu tạo của hai phức chất này.

Bài làm chi tiết:

Sự khác nhau về cấu tạo của hai phức chất này:

 +Hình A: phối tử NO2- liên kết với Co qua nguyên tử N

+Hình B: phối tử NO2- liên kết với Co qua nguyên tử O

Em có thể: 

1. Mô tả được sự hình thành  liên kết của một số phức chất tứ diện và bát diện theo thuyết liên kết hoá trị. 

2. Biểu diễn được dạng hình học của một số phức chất dạng tứ diện và bát diện.

3. Xác định được đồng phân cis-, trans- , đồng phân liên kết, đồng phân ion hoá của một số phức chất

Bài làm chi tiết:

  1. Mô tả sự hình thành liên kết của một số phức chất tứ diện và bát diện theo thuyết liên kết hoá trị: Theo thuyết liên kết hoá trị, liên kết trong phức chất có dạng hình học tứ diện được hình thành từ sự cho cặp electron chưa liên kết của phối tử vào các orbital lai hóa sp3 trống của nguyên tử trung tâm.

A diagram of a box with arrows

Description automatically generated

Theo thuyết liên kết hoá trị, liên kết trong phức chất có dạng hình học bát diện ( còn được gọi là phức chất bát diện) được hình thành từ sự cho cặp electron chưa liên kết của phối tử đến các orbital lai hoá d2sp3 hoặc sp3d2 trống của nguyên tử trung tâm.

A diagram of a diagram

Description automatically generated

A diagram of a diagram

Description automatically generated with medium confidence

  1. Ví dụ như hình học của phức chất tứ diện [NiCl4]2-;

A diagram of a molecule

Description automatically generated

Hình học của phức chất bát diện [Fe(H2O)6]3+:

A diagram of a chemical formula

Description automatically generated

  1. Đồng phân cis là phức chất với hai phối tử giống nhau nằm cùng một phía với nguyên tử trung tâm. Vd: [Ni(NH3)6]2+

+Đồng phân trans là phức chất với hai phối tử nằm khác phía với nguyên tử trung tâm. Vd: [PdCl2(NH3)4]. Có cả cis và trans. 

+Đồng phân liên kết có thể xuất hiện khi phối tử có hai hay nhiều nguyên tử có khả năng tạo liên kết cho nhận với nguyên tử trung tâm.

+Đồng phân ion hoá của phức chất có thành phần trong cầu nội và cầu ngoại khác nhau.

Tìm kiếm google:

Giải chuyên đề hóa học 12 kết nối tri thức, Giải bài 8: Liên kết và cấu tạo của phức chất SGK chuyên đề hóa học 12 kết nối tri thức, Giải chuyên đề hóa học 12 kết nối bài 8: Liên kết và cấu tạo của phức chất

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net