Giải chi tiết Lịch sử 12 CTST bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

Hướng dẫn giải chi tiết bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) bộ sách mới Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

Câu hỏi: Trình bày khái quát bối cảnh lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975).

Bài làm chi tiết:

Bối cảnh lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975):

- Bối cảnh thế giới:

+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học-  kĩ thuật.

+ Phong trào giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh ở châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ La-tinh, phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ dâng cao ở các nước tư bản.

+ Chiến tranh lạnh đã lôi kéo các nước vào cuộc chạy đua vũ trang và đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. 

- Bối cảnh trong nước:

+ Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, miền Bắc hoà bình và đi lên chủ nghĩa xã hội;

+ Ở miền Nam, Mỹ thay chân Pháp, dựng lên Chính quyền Ngô Đình Diệm (Chính quyền Sài Gòn), thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương và Đông Nam Á.

2. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975)

Câu hỏi: Trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 - 1960.

Bài làm chi tiết:

Những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1960:

- Miền Bắc: Nhân dân miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội. 

- Miền Nam: Quân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ - chính quyền Ngô Đình Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hoà bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng khởi. 

- Tháng 1 - 1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 của Đảng Lao động Việt Nam khẳng định: ngoài con đường sử dụng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác.

=> Nghị quyết đã thổi bùng lên phong trào Đồng khởi (1959 - 1960).

- Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miễn Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, mở ra vùng giải phóng rộng lớn, đưa đến việc thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 - 12 - 1960), thúc đẩy lực lượng vũ trang cách mạng phát triển.

Câu hỏi: Trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1961 - 1965.

Bài làm chi tiết:

Những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1961 – 1965: 

- Tháng 9- 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội đã xác định nhiệm vụ, vị trí, vai trò chiến lược của cách mạng cả nước và cách mạng từng miền; mối quan hệ giữa cách mạng hai miền Nam- Bắc.

- Miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất:

+ Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 — 1965) nhằm bước đầu xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Từ đó, sức mạnh của hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa được tăng cường.

+ Miền Bắc tăng cường chỉ viện cho tiền tuyến miền Nam. 

- Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt ” của Mỹ:

+ Ở miền Nam, từ năm 1961, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị thất bại, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Để thực hiện kế hoạch, Mỹ và quân đội Sài Gòn tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”, mở các cuộc hành quân càn quét lực lượng cách mạng.

+ Quân dân miền Nam đã chiến đấu chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng và đô thị), tiến công địch bằng cả ba mũi giáp công (chính trị, quân sự. binh vận) và giành được nhiều thắng lợi quan trọng.

Câu hỏi: Trình bày những nét chính của kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 - 1968.

Bài làm chi tiết:

Những nét chính của kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 – 1968:

- Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt", Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. Chiến tranh cục bộ là loại hình chiến tranh thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội Mỹ, quân đội một số nước đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn, quân đội Mỹ mở nhiều cuộc hành quân “tìm diệt" và "bình định" vào căn cứ của quân Giải phóng ở miền Nam.

- Quân dân miền Nam tiếp tục chiến đấu, giành những thắng lợi trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao: 

+ Trên mặt trận chính trị, quần chúng đấu tranh phá vỡ nhiều “ấp chiến lược” trong vùng nông thôn, vùng giải phóng được mở rộng, vị thế và uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

+ Trên mặt trận quân sự, quân dân miền Nam anh dũng chiến đấu và giành thắng lợi mở đầu ở Núi Thành (tháng 5- 1965), Vạn Tường (Quảng Ngãi, tháng 8- 1965), mở ra khả năng đánh thắng Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ".  Đầu năm 1968, quân dân miền Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị, làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ, buộc Mỹ phải “phi Mỹ hoá” cuộc chiến tranh. 

- Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất và thực hiện nghĩa vụ hậu phương đối với miền Nam:

+ Ngày 5-8- 1964, sau khi dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Mỹ cho không quân đánh phá một số địa điểm ở miền Bắc. 

+ Từ năm 1965, Mỹ chính thức mở rộng chiến tranh ra miền Bắc lần thứ nhất. 

+ Miền Bắc thực hiện tốt vai trò của hậu phương lớn, duy trì hoạt động sản xuất và chỉ viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.

Câu hỏi: Trình bày những nét chính của kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1969 - 1973.

Bài làm chi tiết:

Những nét chính của kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1969 – 1973: 

- Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ; Mỹ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969 - 1973) ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.

- Ở miền Nam: 

+ Quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ. 

+ Ngày 6 - 6 - 1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời. 

+ Từ tháng 3 - 1972, quân đội Việt Nam mở cuộc Tiến công chiến lược vào Quảng Trị rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam, chọc thủng ba phòng tuyến của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc Mỹ phải thừa nhận thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”

- Ở miền Bắc: khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai, làm tròn nghĩa vụ hậu phương:

+ Tháng 4-1972 đến tháng 12-1972, Mỹ tiếp tục gây chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai. 

+ Từ ngày 18 đến ngày 29-12-1972, Mỹ tiến hành cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố ở miền Bắc. 

+ Qua 12 ngày đêm chiến đấu, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 81 máy bay. Thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí Hiệp định Pa-ri (1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

+ Trong những năm 1969- 1972, miền Bắc tiếp tục chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam và chiến trường Lào, Cam-pu-chia. 

Câu hỏi: Trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1973- 1975.

Bài làm chi tiết:

Những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1973- 1975: 

- Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội, tiếp tục chỉ viện cho miền Nam: 

+ Từ năm 1973, miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế- xã hội, tiếp tục chi viện cho miền Nam chống Mỹ và đạt nhiều thành tựu quan trọng.

- Miền Nam đấu tranh chống “bình định- lấn chiếm”, tạo thế và lực tiễn tới
giải phóng hoàn toàn:

+ Từ tháng 3-1973, chính quyển Sài Gòn tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở các cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm” vùng giải phóng. 

+ Quân và dân miền Nam tiến hành các cuộc đấu tranh chống “bình định- lấn chiếm”, đồng thời chủ động mở một số cuộc tiến công để mở rộng vùng giải phóng.

+ Cuối năm 1974, đầu năm 1975, quân dân miền Nam mở đợt hoạt động quân sự ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi quan trọng ở Đường 14 - Phước Long (6-1-1975). 

+ Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 trải qua 3 chiến dịch lớn:  Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3 đến ngày 24/3/1975), Các chiến dịch giải phóng Huế và Đà Nẵng (từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975), Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26/4 đến ngày 30/4/1975).

+ Đến ngày 2-5-1975, toàn bộ miền Nam cùng các đảo và quần đảo hoàn toàn được giải phóng.

3. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954- 1975)

Câu hỏi: Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975).

Bài làm chi tiết:

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975):

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ sáng tạo, tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

+ Nhờ truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất kiên cường, đoàn kết một lòng của nhân dân trên cả hai miền Nam – Bắc.

+ Do có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc kháng chiến ở cả hai miền; quân đội nhân dân Việt Nam trưởng thành và phát huy nghệ thuật quân sự của cha ông trong kháng chiến cứu nước.

- Nguyên nhân khách quan: Do có sự phối hợp của nhân dân Lào, nhân dân Cam-pu-chia; sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân tiến bộ trên thế giới.

Câu hỏi: Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975).

Bài làm chi tiết:

Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975):

- Đối với Việt Nam:

+ Đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam, thống nhất đất nước.

+ Mở ra kỷ nguyên mới của Việt Nam: kỷ nguyên cả nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Đối với thế giới: Thắng lợi của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã tác động mạnh mẽ đến tình hình nước Mỹ và thế giới, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

LUYỆN TẬP

Lập bảng thống kê những chiến thắng tiêu biểu của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) theo gợi ý bên vào vở:

Thời gian

Chiến thắng tiêu biểu

1954- 1960

?

1961- 1965

?

1965- 1968

?

1969- 1973

?

1973- 1975

?

Bài làm chi tiết:

Những chiến thắng tiêu biểu của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975):

Thời gian

Chiến thắng tiêu biểu

1954- 1960

Phong trào Đồng khởi (1959 - 1960).

1961- 1965

Thắng lợi ở Ấp Bắc, Bình Giã (Bà Rịa), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước), ...

1965- 1968

Chiến thắng ở Núi Thành (tháng 5- 1965), Vạn Tường (Quảng Ngãi, tháng 8- 1965), Thắng lợi ở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968.

1969- 1973

Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972.

1973- 1975

Chiến thắng  Đường 14 - Phước Long (6-1-1975), thắng lợi ở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 trải qua 3 chiến dịch lớn:  Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3 đến ngày 24/3/1975), Các chiến dịch giải phóng Huế và Đà Nẵng (từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975), Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26/4 đến ngày 30/4/1975).

 

 

VẬN DỤNG

Sưu tầm tài liệu, giới thiệu với các bạn trong lớp về những tấm gương hi sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). Kể tên những việc em đã tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

Bài làm chi tiết:

- Tấm gương hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975): Nữ Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu). Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào, chị Sáu đã không ngần ngại cùng các anh trai tham gia cách mạng.          

Năm 14 tuổi, Võ Thị Sáu theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp. Người con gái Đất Đỏ còn nhiều lần phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.

Tháng 11/1948, Võ Thị Sáu mang theo lựu đạn, trà trộn vào đám người đi làm căn cước. Giữa buổi, chị ném lựu đạn vào nơi làm việc của Tòng, hô to “Việt Minh tấn công” rồi kéo mấy chị em cùng chạy. Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu tiếp tục nhận nhiệm vụ ném lựu đạn, tiêu diệt hai chỉ điểm viên của thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay rồi không may bị bắt. Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo. Địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa. Chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù.

Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt của Võ Thị Sáu, thực dân Pháp và tay sai mở phiên tòa, kết án tử hình đối với nữ chiến sĩ trẻ. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo. Nhờ sự kiên cường, dũng cảm, trung thành, Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là Đảng viên chính thức ngay đêm trước khi hy sinh. Trong quá trình bị bắt, tra tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, Võ Thị Sáu luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cộng sản.

Khi mới bị bắt, địch tra tấn chị chết đi sống lại nhưng không moi được nửa lời khai báo. Sự kiên trung ấy một lần nữa thể hiện tại phiên tòa đại hình khi chị Sáu (khi đó mới 17 tuổi) hiên ngang khẳng định: “Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”.

Khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề run sợ. Chị hô to “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”. Năm 1952, trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa tội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”. Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước. Giai thoại kể rằng khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt.

Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

- Những việc em đã tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương: 

Hỗ trợ người khuyết tật.

+ Tham gia dọn vệ sinh nghĩa trang liệt lỹ.

+ Thăm các gia đình thương binh liệt sỹ, …

Tìm kiếm google:

Giải lịch sử 12 chân trời, giải bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu lịch sử 12 CTST, giải lịch sử 12 chân trời sáng tạo bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 12 CTST mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com