Giải chi tiết Mĩ thuật 4 chân trời mới bản 2 bài 4: Những chiếc đèn ngộ nghĩnh

Giải bài 4: Những chiếc đèn ngộ nghĩnh sách Mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo bản 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Quan sát và nhận thức

Quan sát, mô tả về tỉ lệ, cấu trúc, hình dáng, chất liệu thực hiện và các  yếu tố trang trí của những sản phẩm mĩ thuật dưới đây.

Quan sát, mô tả về tỉ lệ, cấu trúc, hình dáng, chất liệu thực hiện và các  yếu tố trang trí của những sản phẩm mĩ thuật dưới đây.

Hướng dẫn trả lời:

- Đèn lồng có dạng hình tròn, màu sắc chủ đạo là màu vàng được trang trí thêm chi tiết mắt, mũi, tai,.. với vật liệu tổng hợp.

- Đèn kéo quân có dạng hình trụ, màu sắc chủ đạo là đỏ và vàng được trang trí thên dây đeo với vật liệu tổng hợp.

- Đèn con cá có dạng con cá, màu sắc chủ đạo là màu cam, được thực thiện với vật liệu tổng hợp.

- Những ô cửa với dạng hình trụ, có màu sắc chủ đạo là màu nâu, vàng với vật liệu tổng hợp.

Luyện tập và sáng tạo

- Tham khảo các bước thực hiện sản phẩm mĩ thuật

- Hãy trang trí một sản phẩm đèn theo ý thích bằng hình thức tự chọn.

Hướng dẫn trả lời: Học sinh tham khảo

Tham khảo:

Phân tích và đánh giá

- Chia sẻ với bạn về kĩ thuật cắt, xé, dán, vẽ và các bước thực hiện để làm rõ chủ đề.

- Giới thiệu về công dụng và hình thức trang trí sản phẩm mĩ thuật của em.

Hướng dẫn trả lời:

học sinh tham khảo

Sản phẩm được gép từ những mảnh giấy vào với nhau.

Sản phẩm đèn lồng vừa có công dụng để trang trí vừa để thắp đèn mỗi khi dipk lễ hội,..

Vận dụng

Tìm hiểu về cách thức tạo hình và trang trí đèn Trung thu ở một số làng nghề truyền thống.

Hướng dẫn trả lời:

Thực ra nghề làm đèn lồng không chỉ mới được biết đến tại Hội An trong thời gian gần đây mà đã có một lịch sử khá dài. Năm 1644, những người Minh Hương trung thành với nhà Minh lánh nạn cuộc chiến tranh nhà Thanh lật đổ nhà Minh đã được chúa Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648) cho định cư tại cảng thị Hội An. Trong hành trang của các lưu dân đến từ Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông… đã có những chiếc đèn lồng, được họ treo lên trước cửa nhà cho thỏa niềm hoài vọng cố hương.Theo các bậc cao niên sống lâu tại Hội An, “Ông tổ” của nghề làm đèn lồng Hội An có tên là Xã Đường, chuyên làm đầu lân và lồng đèn cho những đêm hội hay các cuộc thi đấu xảo, thi đèn kéo quân… Với việc đô thị cổ Hội An được công nhận di sản thế giới, nghề làm đèn lồng sau thời gian mai một đã có cơ hội hồi sinh và thăng hoa. Tiếp thu kỹ thuật từ những chiếc đèn xưa, người Hội An đã không ngừng cải tiến, mày mò sáng tạo để những chiếc đèn lồng về sau càng đa dạng về mẫu mã và phong phú về chất liệu…Một trong số những người có công làm sống lại chiếc đèn lồng ở Hội An phải kể đến nghệ nhân Huỳnh Văn Ba, người tiên phong phục chế và tạo dáng lại chiếc đèn lồng, hình thành chiếc đèn lồng khung tre bọc vải ngày nay. Tài năng của ông đã sớm được người Nhật để ý đến, và Chính phủ Nhật đã từng mời ông sang Nhật để giới thiệu về cách làm lồng đèn tại Việt Nam.

Tìm kiếm google: giải mĩ thuật 4 Chân trời, giải mĩ thuật 4 , giải mĩ thuật 4 ct, giải mĩ thuật 4 chân trời Giải Mĩ thuật 4 Chân trời bản 2 bài 4 Những chiếc đèn ngộ nghĩnh, giải Giải Mĩ thuật 4 Chân trời bản 2 bài 4 Những chiếc đèn ngộ nghĩnh

Xem thêm các môn học

Giải mĩ thuật 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NHÀ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com