Câu hỏi: Quan sát một số tác giả, tác phẩm mĩ thuật hiện đại Việt Nam dưới đây và nêu đặc điểm tạo hình, bố cục, màu sắc, chất liệu
Hướng dẫn trả lời:
Mang đậm màu sắc, hình ảnh cũ của người Việt Nam sưa.
Tham khảo một số minh họa yếu tố và nguyên lí tạo hình được thể hiện trên tranh phố Hàng Mắm của họa sĩ Bùi Xuân Phái
Thực hiện một sản phẩm mĩ thuật tạo hình theo hình thức tự chọn theo phong cách của một họa sĩ tiêu biểu Việt Nam
Tham khảo sản phẩm mĩ thuật
Câu hỏi 2: Nêu nhận xét của em về sản phẩm mĩ thuật của bạn theo gợi ý:
Cách thể hiện sản phẩm mĩ thuật của bạn theo phong cách của họa sĩ nào?
Nội dung và hình thức tạo hình
Chất liệu thể hiện?
Hướng dẫn trả lời:
Cách thể hiện sản phẩm mĩ thuật của bạn theo phong cách của họa sĩ: Tô Ngọc Vân
Nội dung và hình thức tạo hình sử dụng gam màu xám,sự tươi sắc của bức tranh, thể hiện niềm vui hân hoan.
Chất liệu thể hiện: vẽ, tô màu.
Câu hỏi: Trình bày tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ, điêu khắc gia Diệp Minh Châu hoặc giới thiệu một tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu của ông
Hướng dẫn trả lời:
Họa sĩ Diệp Minh Châu (1919 – 2002) sinh ra tại xã Nhơn Thạch, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre trong một gia đình nông dân. Ông là một họa sĩ và nhà điêu khắc nổi tiếng của Việt Nam. Năm 1945, khi cả nước đang sục sôi tinh thần đấu tranh giành độc lập tự do, Diệp Minh Châu cũng xếp bút nghiên lên đường đi kháng chiến. Với hành trang là chiếc ba lô cặp vẽ, Diệp Minh Châu có mặt khắp nơi từ Bắc vào Nam. Với những tác phẩm tranh nghệ thuật của mình, ông dành một tình yêu lớn đối với vị lãnh tụ của dân tộc và phần lớn các tác phẩm của ông là về Người. Nhân kỷ niệm 2 năm Quốc khánh, tại hội chợ mừng Tết Độc lập lớn ở xã Thiện Hộ, chiến khu Đồng Tháp Mười, sau khi nghe Tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ và bài hát Ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh (Lưu Hữu Phước) do các em hát, giữa không khí sum vầy, một cảm xúc mãnh liệt trào dâng trong tâm hồn Diệp Minh Châu. Ngoài những tác phẩm tranh nghệ thuật nguyên bản, ông còn có những tác phẩm điêu khắc dựa trên thực tế và hình tượng sâu sắc cùng sự rung động trong ký ức về Bác. Các bức tượng được nhiều người biết đến và thật sự gây tiếng vang như “Chân dung Bác” (năm 1960), “Bác đi tìm đường cứu nước” (năm 1965), “Bác dịch sử Đảng”, “Bác Hồ bên suối Lênin” (năm 1965), “Bác Hồ – Lênin và Các Mác” (1982), “Bác Hồ” (1993).