Giải chuyên đề học tập Lịch sử 10 KNTT chuyên đề 1: Các lĩnh vực của sử học

Dưới đây là phần hướng dẫn giải chi tiết cụ thể cho bộ chuyên đè học tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức chuyên đề 1: Các lĩnh vực của sử học.Lời giải đưa ra ngắn gọn, cụ thể sẽ giúp ích cho em các em học tập ôn luyên kiến thức tốt, hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tư duy năng động sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Vậy đối tượng, phạm vi, nội dung cơ bản của mỗi hình thức đó là gì? Em có thể vận dụng những cách thức nào để trình bày một sản phẩm nghiên cứu lịch sử của mình?...

Hướng dẫn trả lời:

- Lịch sử dân tộc:

+ Đối tượng nghiên cứu: toàn bộ các quá trình lịch sử trên các phương diện, như: chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội…

+ Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu ở một cộng đồng quốc gia - dân tộc

+ Nội dung chính: phản ánh quá trình vận động, phát triển chung của tất cả các địa phương, tất cả các cộng đồng người đã và đang sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia, bao trùm tất cả các lĩnh vực từ thời nguyên thuỷ đến ngày nay.

- Lịch sử thế giới:

+ Đối tượng nghiên cứu: toàn bộ các quá trình lịch sử chung trên các phương diện, như: chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội…

+ Phạm vi nghiên cứu: phạm vi toàn cầu hoặc một số quốc gia/ châu lục/  khu vực…

+ Nội dung chính: thể hiện quá trình vận động của nhân loại trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự,ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội,... đó là lịch sử tương tác giữa nhiều chủ thể, nhiều quốc gia,  dân tộc, xu hướng và lực lượng trong lịch sử.

- Để trình bày một sản phẩm nghiên cứu lịch sử của mình, chúng ta có thể vận dụng những cách thức sau:

+ Biên niên (ghi chép các sự kiện và quá trình lịch sử theo tuần tự thời gian);

+ Thực lục (ghi chép thực tế những gì diễn ra, chủ yếu là những việc làm, lời nói của vua và các quan);

+ Cương mục (ghi chép các sự kiện, quá trình lịch sử được phân chia theo các mạch nội dung);

+ Truyện (trình bày dưới hình thức các câu chuyện hoàn chỉnh về các nhân vật hay sự kiện lịch sử);

+ Phim; kịch; ca, múa....

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

I. THÔNG SỬ VÀ LỊCH SỬ THEO LĨNH VỰC

1. Một số cách trình bày lịch sử truyền thống

Câu hỏi 1: Hãy giới thiệu tóm tắt một số cách trình bày lịch sử truyền thống và nêu ví dụ.

Hướng dẫn trả lời:

Hình thức trình bày lịch sử truyền thống

Thể loại

Ví dụ

1. Chuyện kể lịch sử (truyền miệng)

Truyền thuyết, chuyện cổ tích, chuyện dân gian, truyện kể lịch sử

- Lạc Long Quân và Âu Cơ

- Sơn Tinh- Thủy Tinh

- Sự tích bánh chưng- bánh giầy

- Sử thi của các dân tộc

…..

2. Công trình nghiên cứu lịch sử

Biên niên, thực lục, cương mục, lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới,...

- Đại Nam thực lục

- Việt sử thông giám cương mục

- Lịch sử Việt Nam

- Lịch sử thế giới

- Lịch sử văn hóa thế giới

- Lịch sử Trung Quốc

- Lịch sử Đông Nam Á

3. Thông qua các hình thức nghệ thuật, lễ hội 

Phim, kịch, ca múa nhạc, lễ hội, triển lãm ảnh,...

- Phim: Xpác-ta-cút, Tam quốc, Nàng Đê Chang Cưm…

- Đêm Hội Long Trì, Hà Nội mùa đông 1946, Mùi cỏ cháy…

- Triển lãm ảnh về Hà Nội 12 ngày đêm,...

2. Thông sử

Câu hỏi 1: Thông sử là gì? Nêu nội dung chính của thông sử.

Hướng dẫn trả lời:

Thông sử là hình thức trình bày một cách tổng hợp, đề cập đến tất cả các lĩnh vực đời sống trong quá khứ.

Nội dung chính:

- Trình bày tổng hợp, toàn diện về lịch sử nhưng cũng chú trọng vào các nhân vật, sự kiện và quá trình lịch sử được cho là quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ và có ý nghĩa nhất. 

- Các nhân vật, sự kiện, quá trình lịch sử quan trọng nhất sẽ được lựa chọn và trình bày theo thời gian từ trước đến sau, từ xưa đến nay.

Câu hỏi 2: Theo em, những cuốn sách như trong Hình 6 (tr. 8) có phải là thông sử không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Theo em, những cuốn sách như trong Hình 6 (tr.8) là thông sử. Vì sách đề cập đến tất cả các lĩnh vực đời sống trong quá khứ, từ khởi nguyên đến ngày nay của địa phương, quốc gia, khu vực hoặc toàn thế giới như:chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa…

3. Lịch sử theo lĩnh vực

Câu hỏi 1: Giới thiệu khái quát một số lĩnh vực của lịch sử.

Hướng dẫn trả lời:

Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, các lĩnh vực sử học như:

lịch sử chính trị, lịch sử quân sự, lịch sử kinh tế, lịch sử văn hóa, lịch sử xã hội, lịch sử tư tưởng, lịch sử văn học,....

Câu hỏi 2: Em hãy giải thích ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực.

Hướng dẫn trả lời:

Ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực:

- Mang lại cho người đọc nhận thức sâu sắc, cụ thể về một lĩnh vực nào đó. 

- Giúp hiểu biết đầy đủ hơn toàn bộ lịch sử địa phương, quốc gia-dân tộc, khu vực hoặc thế giới. 

4. Lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới

Câu hỏi 1: Nêu khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.

Hướng dẫn trả lời:

 

Lịch sử dân tộc

Lịch sử thế giới

Khái niệm

Là lịch sử của một quốc gia- dân tộc, sinh sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lí bởi một nhà nước thống nhất. 

Là lịch sử của toàn nhân loại hoặc một số khu vực trên thế giới từ khi con người xuất hiện đến ngày nay.

Nội dung

Nội dung bao trùm tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, giáo dục, nghệ thuật,... từ khởi nguyên đến ngày nay

Thể hiện quá trình vận động của lịch sử nhân loại trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội,...

Câu hỏi 2: Kể tên một số cuốn sách lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.

Hướng dẫn trả lời:

Một số cuốn sách lịch sử dân tộc:Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên và sử thần nhà Lê, Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Lịch sử Việt Nam (4 tập)...

Một số cuốn sách lịch sử thế giới: Almanach những nền văn minh thế (nhiều tác giả), Lịch sử thế giới của Jane Chisnolm,...

II. MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM

1. Lịch sử văn hóa Việt Nam

Câu hỏi 1:  Hãy cho biết đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hoá Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời:

Đối tượng của lịch sử văn hóa Việt Nam: toàn bộ đời sống văn hóa trong quá khứ

Phạm vi: từ thời tiền sử đến ngày nay của quốc gia-dân tộc Việt Nam nói chung và từng cộng đồng, cư dân sinh sống trên mảnh đất Việt Nam nói riêng. 

Câu hỏi 2: Em hãy chỉ rõ các thời kì phát triển của văn hoá Việt Nam và nêu nét chính của từng thời kì.

Hướng dẫn trả lời:

* Thời nguyên thuỷ:

- Trên đất nước Việt Nam đã có con người sinh sống.

- Các cộng đồng dân cư ở Việt Nam đã định hình nền văn hóa bản địa với đặc trưng là văn hóa nông nghiệp lúa nước.

* Thời kì dựng nước:

- Trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam đã hình thành và phát triển ba trung tâm văn minh gắn với những quốc gia là:

+ Văn Lang ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (ra đời khoảng thế kỉ VII TCN) và Âu Lạc (ra đời vào khoảng thế kỉ III TCN).

+ Phù Nam ở Nam Bộ (hình thành khoảng thế kỉ I);

+ Lâm Áp - sau này là Chăm-pa ở Trung Bộ (ra đời năm 192).

- Các cộng đồng cư dân cổ ở Việt Nam đã kiến tạo cơ sở của nền văn hoá bản địa, với đặc trưng:

+ Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước là chính; gắn bó với sông biển;

+ Tổ chức cộng đồng địa phương theo hình thức làng, bản;

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,...

- Các cộng đồng dân cư cổ ở Việt Nam đã tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hoá từ bên ngoài, nhất là từ Ấn Độ và Trung Quốc.

* Thời kì Bắc thuộc:

- Cư dân Việt cổ đấu tranh chống đồng hóa, gìn giữ bản sắc và phát triển nền văn hóa dân tộc.

- Các cộng đồng dân cư ở vùng Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục có những bước phát triển mới về văn hóa.

* Thời kì quân chủ độc lập:

- Quá trình tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá từ bên ngoài, gắn liền với việc chủ động bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc.

- Giữa thế kỉ XVI, văn hoá Việt Nam có sự tiếp xúc, giao lưu với văn hoá phương Tây.

* Thời kì cận đại:

- Quá trình giao lưu, tiếp biển văn hoá càng diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc hơn.

- Dân tộc Việt Nam tiếp tục đấu tranh bảo tồn các giá trị, truyền thống văn hoá tốt đẹp, đồng thời chủ động tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại.

* Thời kì hiện đại:

- Đầu năm 1943, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đưa ra bản Đề cương văn hoá Việt Nam, định hướng cuộc đấu tranh xây dựng nền văn hoá Việt Nam mới theo ba nguyên tắc: dân tộc hoá, khoa học hoá và đại chúng hoá.

- Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mang đến cho nền văn hoá Việt Nam một luồng sinh khí mới.

- Những năm 1945 - 1975, đời sống văn hoá Việt Nam thấm đẫm tinh thần yêu nước và cách mạng, góp phần to lớn vào những chiến công hiển hách của dân tộc.

- Từ năm 1986 - nay, văn hoá là nền tảng tinh thần, đồng thời là một nguồn lực phát triển quan trọng đang được toàn Đảng, toàn dân Việt Nam xây dựng và phát triển theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2. Lịch sử tư tưởng Việt Nam

Câu hỏi 1: Hãy cho biết đối tượng, phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời:

Đối tượng: gồm toàn bộ đời sống tinh thần trong quá khứ của dân tộc và của từng cộng đồng người. 

Phạm vi: Tôn giáo, lí thuyết triết học, tư tưởng chính trị và các trường phái khoa học được xem là những hình thức thể hiện tiêu biểu nhất của tư tưởng, trở thành bộ phận cốt lõi, có ảnh hưởng to lớn nhất trong đời sống tư tưởng nhân loại. 

Câu hỏi 2: Hãy giới thiệu nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam qua các thời kì.

Hướng dẫn trả lời:

Thời kì cổ trung đại

Thời kỳ cận- hiện đại

Cơ sở:

- Tình yêu lao động, cùng nhau chung sống lương thiện, nhân ái, nghĩa tình, cùng đoàn kết, dũng cảm đương đầu với thiên tai, địch họa.

- Yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tiếp nhận có chọn lọc ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, Phật giáo, Nho giáo,.. để làm giàu thêm kho tàng tư tưởng chính trị và đời sống tinh thần của dân tộc theo hệ tư tưởng quân chủ - phong kiến tập quyền. 

- Hình thành trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản tiến bộ ở Việt Nam. 

- Sự xuất hiện của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng Việt Nam. 

Giá trị cốt lõi của tư tưởng chính trị Việt Nam: yêu nước, đoàn kết, và khoan hòa, nhân ái.

3. Lịch sử xã hội Việt Nam

Câu hỏi 1: Hãy cho biết đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời:

Đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam: xã hội loài người trong lịch sử từ xã hội nguyên thủy, xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư bản đến xã hội chủ nghĩa. 

Câu hỏi 2: Hãy tóm tắt nét chính của lịch sử xã hội Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời:

Câu hỏi 2: Hãy tóm tắt nét chính của lịch sử xã hội Việt Nam.

4. Lịch sử kinh tế Việt Nam 

Câu hỏi 1: Giải thích đối tượng của lịch sử kinh tế Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời:

Đối tượng của lịch sử kinh tế là toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các phương thức sản xuất (người lao động, công cụ lao động và các phương tiện sản xuất) và quan hệ sản xuất, các tư tưởng kinh tế, các tổ chức kinh tế và các sản phẩm của lao động sản xuất. 

Câu hỏi 2:  Tóm tắt nét chính về lịch sử kinh tế Việt Nam qua các thời kì.

Hướng dẫn trả lời:

Thời kì cổ đại

Thời kì trung đại

Thời kỳ cận đại

Thời kỳ hiện đại

Nền kinh tế sơ khai; kinh tế tự nhiên, nông nghiệp trồng lúa nước, giao lưu thương mại (sơ khai)

Nền kinh tế truyền thống nông nghiệp lúa nước, thủ công nghiệp, thương nghiệp (hạn chế). 

Nền kinh tế thuộc địa:

- Nông nghiệp trồng lúa nước, công nghiệp thương nghiệp

- Yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại đen xen.

- Trước năm 1986: từng bước xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

- Từ 1986-nay: mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhiều thành phần, mở, năng động hơn. 

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Lập bảng thống kê những hình thức trình bày lịch sử và nêu ví dụ cụ thể.

Hướng dẫn trả lời:

Hình thức trình bày lịch sử truyền thống

Thể loại

Ví dụ

1. Chuyện kể lịch sử (truyền miệng)

Truyền thuyết, chuyện cổ tích, chuyện dân gian, truyện kể lịch sử

- Lạc Long Quân và Âu Cơ

- Sơn Tinh- Thủy Tinh

- Sự tích bánh chưng- bánh giầy

- Sử thi của các dân tộc

…..

2. Công trình nghiên cứu lịch sử

Biên niên, thực lục, cương mục, lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới,...

- Đại Nam thực lục

- Việt sử thông giám cương mục

- Lịch sử Việt Nam

- Lịch sử thế giới

- Lịch sử văn hóa thế giới

- Lịch sử Trung Quốc

- Lịch sử Đông Nam Á

3. Thông qua các hình thức nghệ thuật, lễ hội 

Phim, kịch, ca múa nhạc, lễ hội, triển lãm ảnh,...

- Phim: Xpac-ta-cút, Tam quốc diễn nghĩa,...

- Đêm Hội Long Trì, Hà Nội mùa đông 1946, Mùi cỏ cháy…

- Triển lãm ảnh về Hà Nội 12 ngày đêm,...

Câu hỏi 2: Tại sao thông sử là hình thức trình bày lịch sử phổ biến nhất?

Hướng dẫn trả lời:

Hình thức thông sử được trình bày phổ biến vì nó có thể trình bày nhiều tri thức tổng quan, toàn diện, đầy đủ về quá trình lịch sử, nên thông sử thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam và các nước trên thế giới. 

Câu hỏi 3: Em hãy cùng nhóm bạn tìm hiểu và giới thiệu về một bộ thông sử Việt Nam hoặc thế giới.

Hướng dẫn trả lời:

Bộ sách Lịch sử Việt Nam là sản phẩm được hoàn thành trên cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ độc lập cấp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) giao cho GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc làm Chủ nhiệm, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ quan chủ trì thực hiện. Sách được biên soạn phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử Việt Nam không chỉ ở Đại học Quốc gia Hà Nội mà còn trong hệ thống giáo dục đại học nói  chung, góp phần nâng cao hiểu biết về lịch sử đất nước, truyền thống dân tộc, cung cấp những bài học kinh nghiệm của lịch sử cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bộ sách được chia làm 4 tập :

 – Tập I : Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIV, gồm 4 phần, 14 chương do GS. Phan Huy Lê làm chủ biên ; GS. Phan Huy Lê, GS. Trần Quốc Vượng, GS. Phan Đại Doãn, GS. Lương Ninh và GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc là tác giả.

  – Tập II : Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX GS. Phan Huy Lê làm chủ biên ; GS. Phan Huy Lê, PGS. TS. Nguyễn Thừa Hỷ, GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc, PGS. TSKH Nguyễn Hải Kế và PGS. TS. Vũ Văn Quân là tác giả.

 – Tập III : Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 gồm 4 phần, 12 chương do GS. Đinh Xuân Lâm làm chủ biên ; GS. Đinh Xuân Lâm, PGS. TS. Phạm Xanh, GS. TS. Nguyễn Văn Khánh và PGS. TS. Phạm Hồng Tung là tác giả.

 – Tập IV : Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000 Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 2000 gồm 3 phần, 11 chương do PGS. Lê Mậu Hãn làm chủ biên ; PGS. Lê Mậu Hãn, PGS. TS. Nguyễn Đình Lê và PGS. TS. Trương Thị Tiến là tác giả.

 Đây là bộ sách nghiên cứu và trình bày lịch sử Việt Nam một cách đầy đủ, toàn diện, trong phạm vi toàn quốc và trong suốt tiến trình lịch sử từ nguồn gốc cho đến năm 2000 theo một hệ thống nhất quán, cập nhật những thành tựu và phương pháp nghiên cứu mới. Bộ sách này là một công trình về lịch sử Việt Nam có tính bước ngoặt đối với sự phát triển của sử học nước nhà.

Câu hỏi 4: Em hãy thể hiện lại nét chính của lịch sử Việt Nam theo các lĩnh vực (văn hóa, tư tưởng, xã hội, kinh tế,...) trên trục thời gian.

Hướng dẫn trả lời:

Câu hỏi 4: Em hãy thể hiện lại nét chính của lịch sử Việt Nam theo các lĩnh vực (văn hóa, tư tưởng, xã hội, kinh tế,...) trên trục thời gian.Câu hỏi 4: Em hãy thể hiện lại nét chính của lịch sử Việt Nam theo các lĩnh vực (văn hóa, tư tưởng, xã hội, kinh tế,...) trên trục thời gian.Câu hỏi 4: Em hãy thể hiện lại nét chính của lịch sử Việt Nam theo các lĩnh vực (văn hóa, tư tưởng, xã hội, kinh tế,...) trên trục thời gian.Câu hỏi 4: Em hãy thể hiện lại nét chính của lịch sử Việt Nam theo các lĩnh vực (văn hóa, tư tưởng, xã hội, kinh tế,...) trên trục thời gian.

 

Tìm kiếm google: Giải chuyên đề lịch sử 10 KNTT , giải CĐ lịch sử 10 KNTT , giải CĐ lịch sử 10 KNTT chuyên đề 1: Các lĩnh vực của sử học

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net