Giải kết nối tri thức SBT GDCD 6 bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Giải chi tiết, cụ thể SBT bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm trang 24 sách Giáo dục công dân 6 bộ kết nối tri thức và cuộc sống. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

Bài tập 1. Đánh dấu X vào ô trống ở bức tranh thể hiện tình huống nguy hiểm

=> Trả lời:

Bài tập 2. Em hãy dự đoán nguy cơ có thể xảy ra và nêu cách ứng xử phù hợp đối với mỏi tình huống dưới đây.

Tình huốngNguy cơCách ứng xử

A. Có người tự giới thiệu là bạn của mẹ và được mẹ nhờ đưa em về nhà

B. Em đang đi một minh trên đoạn đường vắng thì bị một nhóm người de doạ, tấn công

C. Có một người lạ nhờ em chuyển đó giúp và hứa cho em một khoản tiền

D. Khi đang bơi trên biển, một người bạn của em bị sóng cuốn ra xa bờ

E. Em bắt ngờ gặp mưa lũ/ sạt lở đất

  

Trả lời:

 
Tình huốngNguy cơCách ứng xử

A. Có người tự giới thiệu là bạn của mẹ và được mẹ nhờ đưa em về nhà

B. Em đang đi một minh trên đoạn đường vắng thì bị một nhóm người de doạ, tấn công

C. Có một người lạ nhờ em chuyển đó giúp và hứa cho em một khoản tiền

D. Khi đang bơi trên biển, một người bạn của em bị sóng cuốn ra xa bờ

E. Em bắt ngờ gặp mưa lũ/ sạt lở đất

Bị bắt cóc

Bị bắt cóc

Làm việc phạm pháp

Bị đuối nước

Bị lũ cuốn đi

Từ chối, có bảo vệ hoặc công an gần đấy thì nhờ giúp đỡ

Ngay lập tức la to để kêu cứu và chạy thật nhanh

Từ chối

La to để cứu hộ giúp đỡ

Cố bám lấy đồ vật nếu có thể, kêu cứu 

Bài tập 3. Trong buổi thảo luận về kĩ năng phòng chống bị bắt cóc, cô giáo đọc cho cả lớp nghe quy tắc NĂM KHÔNG. Cụ thể:

1/ Không tiếp xúc với người lạ.

2/ Không nhận quà của người lạ. 

3/ Không đi theo người lạ.

4/ Không chuyển đó giúp người la. 

5/ Không cố gắng giữ"bí mật" theo yêu cầu của một người khác.

Câu hỏi: Theo em, để thực hiện được các quy tắc trên, chúng ta cần rèn luyện những thói quen nào?

Trả lời:

  • Theo em, để thực hiện được các quy tắc trên, chúng ta cần rèn luyện thói quen bình tĩnh khi ứng phó với các tình huống nguy hiểm.

Bài tập 4. Nhà em và nhà bác Hiệp chung nhau hành lang. Khi đang ngói chơi trong nhà thì em phát hiện khói đen bay ra từ nhà bác Hiệp. Em vội chạy ra ngoài nhưng cầu thang đã bị khói vây kín, đen kịt.

Câu hỏi: Để thoát ra khỏi đảm cháy, em cần làm gì?

Trả lời: Dùng khăn ướt để bịt miệng và đi men theo chân tường.

Bài tập 5. Nghỉ hè, Lan được bố mẹ cho đi du lịch biển cùng cơ quan của bố. Khi đang bơi cùng mọi người, Lan bất ngờ bị dòng xoáy cuốn ra xa bờ. Quá bất ngờ và sợ hãi nên Lan cố gắng thoát ra khỏi dòng nước bằng cách bơi ngược dòng. Thật may vì có một bác đang bơi ở gần đó thấy Lan gặp nguy hiểm đã gọi cứu hộ trên biển và Lan được lực lượng cứu hộ đưa lên thuyền,

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về cách ứng phó của Lan?

2/ Nếu là Lan, trong tình huống trên, em sẽ làm như thế nào?

Trả lời:

  • Cách ứng phó của Lan rất nguy hiểm vì rất có thể Lan sẽ bị nước cuốn xa hơn và mất sức.

  • Nếu em làm Lan, khi ở dưới nước em sẽ nín thở và khi nổi lên thì tranh thủ lấy ô xi đồng thời hô nào người xung quanh kêu cứu.

Bài tập 6. Khi đang trên đường đi học về, em và bạn Tùng gặp dông lớn, sấm sét ầm ầm. Tùng giục em mặc áo mưa và chạy thật nhanh để về nhà.

Câu hỏi: Trong tình huống trên, em sẽ xử lí như thế nào?

Trả lời:

  • Trong hình huống trên, em sẽ tránh xa các cây cao, không đứng ở đỉnh đồi, không đứng ở các vùng đất trống trải, vứt bỏ các vật dụng kim loại trong người; cũng không đứng, ngồi cạnh cột điện, hoặc đường dây tải điện, vì đây cũng là những nơi dễ bị sét đánh hay dây điện bị đứt nên rất nguy hiểm.

Bài tập 7. Nghe dự báo thời tiết sắp có bão lớn đổ bộ đến địa phương, Trang nhắc các bạn mang áo mưa khi đi học và tránh lối đi qua suối để đề phòng lũ quét nhưng Hùng tỏ ra không quan tâm.

Câu hỏi:

1/ Theo em, việc Hùng không chuẩn bị ứng phó với bão có thể dẫn đến những hậu quả gì?

2/ Em hãy nêu một vài cách để ứng phó khi có bão, lũ quét xảy ra.

Trả lời:

1/ Hùng có thể bị lũ quét hoặc sét đánh bất cứ lúc nào,

2/ 

  • Mỗi gia đình cần chuẩn bị sẵn lương thực (gạo, mì tôm,..) và nước uống sạch, thuốc chữa bệnh,… đủ dùng cho gia đình trong thời gian có bão. 

  • Không ngủ đêm ở các lán, chòi gần khe suối, bờ sông, dưới chân núi cao hay sườn dốc.

  • Không đứng cạnh hoặc đi qua bờ sông, bờ suối, ngầm tràn, khu vực sạt lở khi đang có mưa to, gió lớn.

  • Thông báo cho chính quyền địa phương, hoặc đơn vị điện lực, viễn thông biết nếu có dây cáp bị hư hại hoặc cột điện đổ.

Bài tập 8. Dù mẹ nhắc hai anh em không được ra suối vớt củi vì mấy hôm nay trời mưa to nhưng khi trời vừa nắng lên, hai anh em Quyên lại rủ nhau ra suối vớt củi. Khi đi được một đoạn thì gặp đá lở, rơi xuống đường, anh rủ Quyền trở về nhà nhưng Quyên còn lưỡng lự.

Câu hỏi:

1/ Theo em, Quyên có nên nghe theo lời khuyên của anh mình không? Vì sao?

2/ Nếu gặp tình huống sạt lở đất, em sẽ ứng phó như thế nào?

Trả lời:

1/ Quyền nên nghe theo lời khuyên của anh vì rất có thể đá lở là dấu hiệu của một trận sạt lở đất nghiêm trọng.

2/ Nếu gặp tình huống sạt lở đất em sẽ chạy thật nhanh đến nơi ẩn náu an toàn.

Bài tập 9. Tim hiểu và cho biết những thủ đoạn mà các đối tượng bắt cóc thường sử dụng để dụ dỗ trẻ em.

Trả lời:

  • Các đối tượng tìm cách tiếp cận, làm quen, dùng những thứ hấp dẫn như bánh kẹo, sách truyện, đồ chơi… để dụ dỗ trẻ đi theo.

  • Các đối tượng lợi dụng quen biết với gia đình, với trẻ, đón lõng các cháu trên đường đi học về để rủ đi chơi, cho đi nhờ… rồi bắt cóc.

  • Hoặc với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, các đối tượng có thể kết bạn với trẻ qua mạng xã hội như Facebook, Zalo…để rủ rê đi chơi, thăm quan, xem phim…

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập giáo dục công dân lớp 6 kết nối tri thức, sách bài tập giáo dục công dân 6 sách kết nối tri thức, giải SBT giáo dục công dân 6 sách kết nối tri thức, bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm sách bài tập giáo dục công dân 6 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net