Giải sách bài tập Giáo dục quốc phòng an ninh 11 Chân trời bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Hướng dẫn giải bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế SBT Giáo dục quốc phòng an ninh 11 chân trời. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài 1. Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm nào cho sau đây? 

A. 01/01/2017.

B. 01/07/2017.

C. 01/01/2018.

D. 01/07/2018.

Hướng dẫn trả lời:

C. 01/01/2018.

Bài 2. Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), nhận định nào dưới đây đúng về tuổi trách nhiệm hình sự? 

A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác. 

B. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định khác.

D. Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm từ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Hướng dẫn trả lời:

C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định khác.

Bài 3. Đâu không phải là cách thức hoạt động phổ biến của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội ở Việt Nam hiện nay?

A. Sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện trong hoạt động.

B. Cấu kết thành các băng nhóm, tổ chức để hoạt động.

C. Hoạt động cố định tại một khu vực.

D. Sử dụng công nghệ cao trong quá trình hoạt động phạm tội.

Hướng dẫn trả lời:

C. Hoạt động cố định tại một khu vực.

Bài 4. Các đối tượng phạm tội có mục đích nào sau đây khi sử dụng không gian mạng để đăng thông tin độc hại?

A. Tăng thêm tính đoàn kết cộng đồng. 

B. Ngăn chặn, làm giảm tội phạm.

C. Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

D. Kích thích kinh tế phát triển.

Hướng dẫn trả lời:

C. Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

Bài 5. Luật An ninh mạng nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi nào dưới đây? 

A. Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Xuyên tạc lịch , nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.

C. Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi truỵ, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng.

D. Cả A, B và C.

Hướng dẫn trả lời:

D. Cả A, B và C.

Bài 6. Hành vi nào dưới đây là hành vi phạm tội sử dụng công nghệ cao?

A. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

B. Đánh bạc, tổ chức đánh bạc trên không gian mạng. 

C. Mỗi giới mại dâm trên không gian mạng.

D. Cả A, B và C.

Hướng dẫn trả lời:

D. Cả A, B và C.

Bài 7. Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), có bao nhiêu tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông? 

A. 8.

B. 9.

C. 10.

D. 11.

Hướng dẫn trả lời:

B. 9.

Bài 8. Hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội. vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống cộng đồng là nội dung của khái niệm nào dưới đây? 

A. Tệ nạn xã hội.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Vi phạm đạo đức.

D. Vi phạm quy chế.

Hướng dẫn trả lời:

A. Tệ nạn xã hội.

Bài 9. Theo quy định tại khoản 1, Điều 321, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người nào đánh bạc trái phép có thể bị phạt tù từ

A. 1 đến 3 năm.

B. 6 tháng đến 3 năm.

C. 3 tháng đến 1 năm.

D. 6 tháng đến 1 năm.

Hướng dẫn trả lời:

B. 6 tháng đến 3 năm.

Bài 10. Pháp luật nghiêm cấm hành vi nào dưới đây?

A. Khuyến khích trẻ em tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh. 

B. Lôi kéo người khác tham gia đánh bạc, sử dụng trái phép ma tuý.

C. Tích cực tuyên truyền về những tác hại của ma tuý.

D. Triệt phá cây thuốc phiện.

Hướng dẫn trả lời:

B. Lôi kéo người khác tham gia đánh bạc, sử dụng trái phép ma tuý.

Bài 11. Điều em sẽ làm nếu phát hiện dấu hiệu tuyên truyền văn hoá phẩm đồi truỵ khi tham gia vào các nhóm trên mạng xã hội là 

A. làm ngơ, coi như không biết.

B. cùng tham gia những hoạt động đó.

C. phản ánh với bố mẹ, thầy cô giáo hoặc bảo cho công an địa phương. 

D. bao che, không tố giác những hành vi đó.

Hướng dẫn trả lời:

C. phản ánh với bố mẹ, thầy cô giáo hoặc bảo cho công an địa phương. 

Bài 12. Học sinh có trách nhiệm nào dưới đây trong phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội?

A. Không tham gia các tệ nạn xã hội và hoạt động phạm tội sử dụng công nghệ cao dưới bất kỳ hình thức nào.

B. Thường xuyên học tập, nâng cao nhận thức về phòng chống các loại tệ nạn xã hội, tội phạm nói chung và tội phạm sử dụng công nghệ cao nói riêng.

C. Thực hiện các biện pháp phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội theo hướng dẫn của nhà trường, chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước.

D. Cả A, B và C.

Hướng dẫn trả lời:

D. Cả A, B và C.

Bài 13. Vào dịp Tết, Thắng rủ một số bạn cùng lớp về nhà đánh bài bằng hình thức tá lả (đánh phỏm). Hùng thấy vậy thì khuyên bạn: “Đánh bài ăn tiền là phạm tội đấy”. Thắng trả lời: "Đánh nhỏ 5 nghìn, 10 nghìn không bị sao đâu”. Theo em, việc làm của Thắng có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Chơi bài là hoạt động vui chơi, giải trí ngày Tết. Tuy nhiên, nếu chơi tiến lên, tá lả,... mà được thua bằng tiền, tài sản, hiện vật có giá trị có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ, tinh chất của hành vi.

Về xử phạt hành chính, theo điểm a, khoản 2, Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người nào “Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, ba cây, tử sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ sáu lá, binh xập xám mười lá, tiến lên mười ba lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật" sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng.

Về xử lý hình sự, người thực hiện hành vi chơi tiến lên, tá lả,... sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thuộc các trường hợp: “Đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này” thì bị phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, căn cứ tại khoản 1, Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Đối với người tổ chức (có hành vi rủ rê, lôi kéo người khác tham gia đánh bạc,...), mức phạt được quy định tại Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Cụ thể, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với cả nhân, còn mức phạt đối với tổ chức thì gấp đôi mức phạt này.

Nếu có căn cứ chứng minh người vi phạm thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1, Điều 322 Bộ luật Hình sự hiện hành thì người này có thể bị truy tố về tội “Tổ chức đánh bạc". Mức phạt cao nhất có thể lên đến 10 năm tù.

Bài 14. Mặc dù đã uống rượu nhưng Quang (17 tuổi, hiện đang là học sinh lớp 11) vẫn sử dụng xe mô tô để tham gia giao thông. Quang bị tổ công tác thuộc Đội cảnh sát giao thông trật tự, Công an huyện X lập biên bản vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Ngay sau đó, Quang đã sử dụng tài khoản facebook cá nhân mang tên “Quang.E" để đăng tải và chia sẻ một bài viết vào các hội nhóm với nội dung: “Chưa có biên bản mà đã tịch thu tài sản của công dân, Công an huyện X làm việc ngồi trên pháp luật,...” nhằm mục đích nói xấu, xúc phạm uy tín, hình ảnh của lực lượng Công an.

Theo em, hành vi đăng tải thông tin trên của Quang có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Hành vi của Quang là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể đã vi phạm điểm a, khoản 1, Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội.

Khoản 1. Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

 

Điểm a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;...).

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Giáo dục quốc phòng an ninh 11 chân trời, Giải SBT Giáo dục quốc phòng an ninh 11 chân trời, Giải sách bài tập Giáo dục quốc phòng an ninh 11 chân trời sáng tạo bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Xem thêm các môn học

Giải SBT an ninh quốc phòng 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net