Giải SBT CTST ngữ văn 10 bài 9: Khát vọng độc lập và tự do (Đọc)

Giải chi tiết, cụ thể SBT ngữ văn 10 tập 2 bộ sách chân trời sáng tạo bài 9: Khát vọng độc lập và tự do (Đọc) . Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Chiếu cầu hiền

Ngô thì Nhậm

Bối cảnh ra đời của bài Chiếu cầu hiền

          Khi thành lập nhà nước Tây Sơn, có một nhiệm vụ mang tầm quan trọng chiến lược đối với vua Quang Trung là thuyết phục trí thức Bắc Hà hiểu đúng những nhiệm vụ xây dựng đất nước mà triều đại Tây Sơn dự kiến thực hiện, để họ cộng tác, cống hiến cho triều đại mới.

          Sở dĩ kẻ sĩ Bắc Hà còn ở ẩn, chưa muốn cộng tác với triều đại mới là bởi hai lí do. Thứ nhất, trong bối cảnh xã hội loạn lạc, vua Lê chúa Trịnh mâu thuẫn, kẻ sĩ rơi vào cảnh lúng túng, chán nản, bi quan. Nhiều người không muốn tham gia chính sự vì sợ liên lụy hoặc muốn bảo toàn nhân cách nhà nho, “tôi trung không thờ hai chỉ”. Thứ hai, bên cạnh những nhà nho sáng suốt ủng hộ nhà Tây Sơn, vẫn còn nhiều nhà nho bảo thủ đã bất hợp tác, thậm chí chống lại nhà Tây Sơn.

  Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.

          Trước đây, thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời.

          Nay trẫm ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?

          Kì như, trời còn tăm tối, thì đấng quân tử phải trổ tài. Nay đương ở buổi đầu của nền đại định, công việc mới mở ra. Kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khuyết điểm, công việc ngoài biên đương phải lo toan. Dân còn nhọc mệt chưa lại sức, mà đức hóa của trẫm chưa kịp thấm nhuần khắp nơi. Trẫm nơm nớp lo lắng, ngày một ngày hai vạn việc nảy sinh. Nghĩ cho kĩ thì thấy rằng: Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình. Suy đi tính lại trong vòm trời này, cứ cái ấp mười nhà ắt phải có người trung thành tín nghĩa. Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?

          Chiếu này ban xuống, các bậc quan viên lớn nhỏ, cùng với thứ dân trăm họ, người nào có tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, cho phép được dâng sớ tâu bày sự việc. Lời nói nào có thể chọn dùng được, thì cất nhắc không kể thứ bậc; chỗ nào không dùng được thì gác lại, không vì lời nói sơ suất vu khoát mà bắt tội. Còn người có nghề hay nghiệp giỏi, có thể cống hiến cho đời, thì cho phép các quan văn võ được tiến cử, nhưng vẫn dẫn vào đợi ra mắt, tùy tài lục dụng . Hoặc người nào từ trước đến nay tài năng còn bị che kín, chưa được người đời biết đến, thì cũng cho phép dâng sớ tự tiến cử, chớ hiềm vì mưu lợi mà phải bán rao.

Này! Trong khoảng trời đất, hiền tài còn ẩn náu, trước đây thì nên như thế. Nay trời trong sáng, đất thanh bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây, những ai có tài đức hãy cùng cố gắng lên, khi tên tại triều đình, cùng nhau cung kính, cùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh.

          Vậy bố cáo gần xa để mọi người đều biết.

(Theo Ngô Thì Nhậm toàn tập, tập II, NXB Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 2004)

Trả lời: - Chiếu cầu hiền được viết ra nhằm mục đích thuyết phục sĩ phu Bắc Hà tin vào những dự định xây dựng đất nước của vua Quang Trung, từ đó hợp tác, phục vụ cho triều đình mới.- Quan điểm của Ngô Thì Nhậm trong bài chiếu: Bối cảnh lúc bấy giờ đã khác, đất nước nhân dân đang cần, người hiền...
Trả lời: - Quan niệm của người xưa về vai trò, trách nhiệm của kẻ sĩ với vua, với nước: Trách nhiệm thiêng liêng của kẻ sĩ (người trí thức theo Nho học) đó là gánh vác đất nước, non sông, giúp vua “kinh bang tế thế” để trả món nợ công danh, thực hiện lí tưởng của chí nam nhi trong xã hội. Đã là kẻ sĩ xuất...
Trả lời: - Trình tự các luận điểm trong bài Chiếu cầu hiền không thể thay đổi được, bởi vì luận điểm trước chính là cơ sở, nền tảng lập luận cho luận điểm sau. Cụ thể: Luận điểm 1 nêu lên cơ sở về tư tưởng, có tác dụng gọi thức tinh thần trách nhiệm của hiền tài với vua, với đất nước. Đó là nền...
Trả lời: - Một số yếu tố biểu cảm trong văn bản: hình ảnh so sánh (người hiền như sao sáng trên cao); cấu trúc điệp, liệt kê; câu hỏi tu từ, các từ chỉ cảm xúc, giọng điệu chân thành, tha thiết; lời đối thoại với người đọc; …- Tác dụng của các yếu tố biểu cảm: cho thấy tình cảm của nhân vật “trẫm” (trân...
Trả lời: - Theo em, dù ở thời xưa hay trong xã hội hiện đại ngày nay thì “hiền tài” những người vừa tài năng vừa có trái tim cao thượng vẫn luôn là những con người quan trọng và tạo nên những giá trị tích cực cho đất nước, giúp cho đất nước ngày càng phồn thịnh, phát triển hơn.- Một số tấm gương về những...
Tìm kiếm google: Giải SBT ngữ văn 10 chân trời sáng tạo, giải vở bài tập ngữ văn 10 ctst, giải BT ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 9: Khát vọng độc lập và tự do (Đọc)

Xem thêm các môn học

Soạn SBT văn 10 tập 2 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com