[toc:ul]
Trong xã hội suy tàn , người ta thường thấy xuất hiện những kiểu người kì quái, lạ lùng, không chỉ gây tò mò mà có khi làm vẩn đục không khí cuộc sống, đem lại tai họa cho những người chung quanh. Bê li cốp trong tác phẩm Người trong bao là một kiểu người kì quái như thế.Viết truyện ngắn này, nhà văn đã đặt ra nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội xưa và nay khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Đọc truyện, chúng ta thấy thầy giáo Bê-li- vừa là sản phẩm vừa là nạn nhân, một nạn nhân bi thảm, của cái xã hội ngột ngạt của chế độ chuyên chế Nga Hoàng thời bấy giờ. Chân dung của Bê-li-cốp, là bức chân dung dị thường. Con người này lúc nào cũng vậy, luôn đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông, giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên, đeo kính râm, lỗ tai nhét bông, luôn kéo mui khi ngồi xe ngựa,đồ đạc lúc nào cũng cất kĩ trong bao. Đã thế khi ngủ thì hắn kéo chăn trùm đầu kín mít… thời tiết nào hắn cũng ăn mặc như vậy.Cái bộ dạng này dường như ngay lập tức khiến độc giả cảm thấy hài hước bởi sự phi lí quá đáng . Dường như cả bộ mặt của hắn “cũng để ở trong bao”. Cả ý nghĩ của mình, Bê-li-cốp cũng cố giấu vào bao. Hắn không nói những điều mình nghĩ, hắn nói theo thông tư, chỉ thị, những lời nói rao giảng, giáo điều. Sự khô khan cứng nhắc của Bê-li-cốp được tái hiện trong từng lời kể tỉ mỉ của Bu-rơ-kin như một thước phim quay chậm chạp. Để trốn tránh thực tại, Bê-li-cốp lúc nào cũng ngợi ca, tôn sùng quá khứ, muốn trở về những cái không có thật.Hắn chỉ biết đến bản thân, một lối sống ích kỉ; không chỉ có vậy, hắn áp đặt mọi người, mọi chuyện xung quanh mình theo suy nghĩ cực đoan.
Có thể khái quát con người và tính cách cửa Bê-li-cốp bằng những hình ảnh, từ ngữ như hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong “bao”, trong vỏ ốc và cảm thấy yên tâm, mãn nguyện về lối sống đó.Anh chị em giáo viên trong trường nơi y làm việc, dân cư trong thành phố nơi y sống, tất cả mọi người đều sợ y, ghét y, tránh xa y, ghê tởm y. Khi Bê li cốp chết, mọi người thấy nhẹ nhàng, thoải mái, nhưng một tuần sau người ta thấy xuất hiện nhiều người như hắn. Cuộc sống chẳng tốt đẹp gì hơn trước. Rõ ràng Bê- li-cốp không phải là một con người cụ thể, một trường hợp duy nhất mà đã trở thành nhân vật điển hình trong xã hội. Lối sống, kiểu người Bê-li-cốp là một lối sống mang tính phổ biến trong xã hội. Lối sống ấy đã đầu độc không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hoá nước Nga đương thời.
Kết thúc truyện, tác giả mượn lời bác sĩ i van nứt để bày tỏ thái độ, quan điểm : ” không thể sống mãi như thế được” Qua truyện ngắn này, Sê-khốp phê phán mạnh mẽ kiểu “người trong bao”, “lối sống trong bao” cùng tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai nước Nga; đồng thời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ, vô vị và hủ lậu mãi như thế.
Đó là bài học về cách sống, còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay với một số bộ phận thanh niên nước ta.Bê-li-cốp đã vĩnh viễn nằm trong bao cách đây hơn thế kỉ, nhưng kiểu “người trong bao” và lối sống “trong bao” cùng những biến thể của nó vẫn tồn tại đây đó trong xã hội hiện đại. Trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều biểu hiện giống Bê li cốp: Còn một bộ phận thanh niên sống thu mình, hèn nhát, ích kỉ. Họ chỉ biết đến mình, lo vun vén cho bản thân mình, không quan tâm chia sẻ , giúp đỡ những người xung quanh. Đôi khi ,họ sống cô độc, không tham gia vào các hoạt động tập thể, không hi sinh vì lợi ích chung. Mặt khác, xã hội ngày nay thường sản sinh ra những con người vô cảm, lạnh lùng, làm việc như một cái máy, không hề quan tâm đến suy nghĩ của những người xung quanh. Có nhiều bạn trẻ sống lạc hậu, không hòa nhập với cộng đồng…Chúng ta ít nhiều đều có phần giống với Bê Li cốp. Tất cả những biểu hiện của lối sống Bê li cốp đều xuất hiện phổ biến quanh ta, trong bạn, trong tôi, và trong tất cả mọi người, .
Tác hại của lối sống ấy trong xã hội ngày nay? chắc không cần nói nhiều mọi người cũng có thể nhận rõ: nó ảnh hưởng sâu săc, nặng nề tới những người xung quanh và đối với toàn xã hội.
Vậy phải làm gì để loại bỏ lối sống ấy ra khỏi cộng đồng?Rõ ràng vấn đề không phải là chống lại, tiêu diệt những “người trong bao” mà là phải thay đổi, xoá bỏ môi trường đã sản sinh ra những “người trong bao” ấy. Chừng nào cái chế độ tàn bạo, thối nát, bất công còn tồn tại thì những sản phẩm và cũng là nạn nhân của nó vẫn không thể mất đi. Trong xã hội ngày nay, muốn xóa bỏ lối sống Bê li cốp thì mỗi chúng ta trước hết phải xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, dám thử sức, dám đấu tranh, dám tiếp thu cái mới,gần gũi, giúp đỡ những kẻ sống hèn nhát. Đồng thời chúng ta cần lên án, bài trừ lối sống đó, hãy đừng thờ ơ, vô cảm, và thụ động, thu mình như người trong bao để rồi cuộc đời bị bóp nghẹt trong cái bao của chính mình.
Đọc truyện Người trong bao, chúng ta cần nhận thức đúng đắn về tác hại của lối sống bê li cốp để xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, nhân ái, hòa đồng.Là học sinh, sinh viên, trước hết mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình lối sống đoàn kết, gắn bó với tập thể lớp, tích cực tham gia các hoạt động chung để giao lưu , học hỏi kinh nghiệm, kết bạn bốn phương. Đồng thời chúng ta cũng nên lắng nghe những ý kiến góp ý của tập thể để tự hoàn thiện mình.
Trời chiều, nếu để ý những chú chim, ta sẽ thấy những chùm khế ngọt ngào, đã nối những đường làng khúc khuỷu, đã níu sợi dây diều biếc xanh, chiếc nón mẹ trắng nghiêng che thành một quê hương trong tiềm thức đủ sức lay động những tâm hồn nhạy cảm hay khiến cảm giác bùi ngùi ùa về. Con người là một trong những tâm sinh thể bí ẩn bậc nhất của tự nhiên và của cuộc đời. Đời sống tinh thần phong phú là một trong những điều khẳng định sự phức tạp đó. Con người có mối ràng buộc mật thiết với cuộc sống đang diễn ra xung quanh, với những gì đã từng gắn bó, từ đó tạo nên tính cách, thói quen, bổn phận của mỗi con người. Tôi chợt nhớ mây câu thơ Chế Lan Viên:
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay...
(Con cò)
Có con cò rập rờn bay trong câu ca của mẹ, có quê hương xanh biếc trong từng lời ru hời thuở bé, mẹ đưa nôi và bé ngủ rất sâu, trong giấc mơ bé lại gặp quê hương của mình... Một ngày kia, bé lớn lên trong vòng tay chở che của và của quê hương ngọt ngào. Không chỉ những yếu tố vật chất, mà cả những yếu tố tinh thần dìu dắt con người trưởng thành. Trong những tình cảm ấy, giống như gia đình cho ta nơi trở về sau hành trình dài, cho ta một nơi luôn là ấm áp, chở che, nếu như bạn bè cùng ta bước đi trong cuộc sống với những : thấu hiểu, sẻ chia, cùng ta san bớt gánh nặng mỗi khi cuộc đời trút xuống hay mỗi khi bạn mình cười thì tình quê hương, tuy khó khăn hơn để cảm nhận nhưng lại là một tình cảm hết sức thiêng liêng và khó thể thay thế.
Có người từng nói về một số nhà thơ trong phong trào Thơ mới: "Nêu như Anh Thơ thạo về cảnh quê, Đoàn Văn Cừ giỏi vế nếp quê, Bàng Bá Lân nghiêng về đời quê thì Nguyễn Bính lại đậm hồn quê". Thì ra, quê hương vừa bao hàm những yếu tố cụ thể là cây đa, bến nước, mái đình, là con đò, làng xóm, bờ tre, gốc rạ... Tức là quê hương vừa có cảnh quê, vừa có hồn quê. Mỗi đều được sinh ra, lớn lên từ những điều kiện vật chất, tinh thần ấy.
Vậy "Quê hương là gì hở mẹ - Mà cô giáo dạy phải yêu"? Mỗi con người được sinh ra từ một vùng quê cụ thể đều có một quê hương. Mỗi người muốn hay không đều thừa hưởng những giá trị vật chất, tình thần của quê mình. Nói dù muốn hay không là bởi lẽ, có những con người vì thiển cận chối bỏ điều không thể chối bỏ - quê hương. Những nét đẹp văn hoá, những thuần phong mĩ tục của quê hương góp phần hình thành nhân cách, lối sống của mỗi người. Chính vì thế mỗi người đều ít nhiều mang dấu ấn của vùng quê nơi mình sinh ra. Nhắc đến Chủ tịch Hổ Chí Minh, không thể không nói đến quê hương xứ Nghệ nơi hội tụ những truyền thống bất khuất đã hun nên phẩm chất người con ưu tú của dân tộc. Với các nhà văn, quê hương và ảnh hưởng lớn đến phong cách sáng tạo của họ, làm nên những dâu ấn rõ trong tác phẩm của mỗi người. Đó là một Xuân Diệu với hồn thơ dạt dào, nồng nàn như sóng biển Quy Nhơn; đó là một Hoàng Cẩm đa tài, đa tình với lá diêu bông mơ ảo của quê hương Kinh Bắc; đó là một Thạch Lam trầm tĩnh, tâm với hoàng lan Hà Nội và đó là một Nam Cao luôn day dứt, ăn năn bên những mành đời đang bị tha hoá, bần cùng hoá vùng chiêm trũng Hà Nam Cách mạng tháng Tám...
Chắc hẳn chừng nào Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm còn được yêu thích thì chừng đó hoàn cảnh ra đời cùa bài thơ còn được nhắc đến. Ấy là khi giả cùa nó đối mặt với một bối cảnh đặc biệt cho phép bộc lộ rõ ràng tình với quê hương. Sự liên tưởng ấy cũng cho phép người đọc nghĩ đến một điều : Ngày nay, chúng ta làm gì để thê hiện tình cảm với quê hương? Ớ đây, muốn nói đêh những hành động cụ thê’ đế góp phần xây dựng, làm giàu quê hương. Bạn có thể làm giàu cho quê hương trên chính mảnh đất mình ra, bạn cũng có thể đang sinh sống, học tập và lao động ở một vùng trời a nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, nếu bạn luôn phấn đấu để làm rạng danh cho quê hương, luôn hướng về quê hương bằng nhũng hành động cụ thể khi ấy bạn hoàn toàn có thể tự hào rằng, bạn chính là một phần máu thịt quê hương rồi đây!
"Anh đi anh nhớ quê nhà - Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương…” Quê hương trong nỗi nhớ của những kẻ xa quê thật sâu sắc, thấm thía, ngọt ngào. Đó có thể là một câu hò, mùi hương lúa chín, một áng mây, một vạt nắng, khi chi là một cảm giác vu vơ mơ hồ nhưng đủ sức gợi và đưa ta đi miền trong kí ức, xuôi ngược giữa quá khứ với hiện tại trong êm đềm. Quê hương góp phần tạo nên những tiền đề đầu tiên để ta vững bước vào đời. Quê hương cùng là điểm tựa tinh thần khi ta gặp những khó khăn, trở ngại trên đường đời. Hạnh phúc biết mấy sau bao tháng ngày rong ruổi nơi đất khách quê người được nghe một giọng nói quê hương. Thi vị biết mấy khi chợt bắt gặp một tà áo dài Việt bay giữa kinh đô Pa-ri hoa lệ. Cảm nhận được những giá trị to lớn của quê hương, sống xứng đáng với quê hương, khi đó, mỗi người sự trưởng thành, trở thành những nhân cách cao đẹp.
Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, quê hương là một khái niệm rộng. Đó còn là một ngôi làng cụ thể, cũng có thể là một vùng miền rộng lớn hơn, và khi quê hương chính là đất nước, là Tổ quốc. Tình yêu quê hương cũng vì thế mà gắn liền với tình yêu gia đình, yêu giang sơn, yêu đất nuớc: "Lòng nước ban đầu là lòng yêu nhũng vật tầm thường nhất [...]. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc" (I-lia Ê-ren-bua).
Tấm Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông qua câu chuyện cuộc đời của Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Tôi đã nghe bà kể từ lâu nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích tôi mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt. Sớm mồ côi cha mẹ, cô Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của dì ghẻ và Cám.
Hằng ngày cô phải làm mọi công việc chỉ để đổi lấy đòn roi của dì và những câu mắng chửi của em. Cuộc sống cứ như thế trôi qua để lại cho cô gái hiền lành những vết thương khó có thể lành. Không ai biết về cô, không ai làm bạn cùng cô trong những đêm buồn tủi cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương in thêm nhưng vết thương nhưng cô vẫn giữ trọn chữ hiếu cùng dì và nghĩa với đứa em cay ác. Nếu tôi được nói một câu cùng cô, tôi sẽ nói rằng cô yêu đuối quá cô Tấm à! Hạnh phúc thật sự chỉ do bản thân mình tự mang lại mà thôi, vậy tại sao cô không thử đừng dậy đấu tranh cho bản thân mình?
Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải có được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.
Việc hằng ngày dì ghé và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tổn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công dân xấu cả. Cái tốt, cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng.
Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao nhiêu lần để có được cái hạnh phúc ấy? Giả sử câu chuyện ấy kết thúc tại thời điểm cô Tấm chết, Cám làm hoàng hậu và hạnh phúc sống cùng vua và người mẹ độc ác của mình đến cuối đời thì sao? Lúc đó bạn sẽ không thể 1 lần nhìn thấy 2 tiếng "hòa bình" trong xã hội này đâu. Khi ấy những gì mà trẻ con đến trường nhận được là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ. Hãy tưởng tượng một buối sáng bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cụ vấp ngã và tất cả mọi người chung quanh bạn vẫn dửng dưng bước đi? Tưởng tượng rằng bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H.Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xít ???
Và thử tường tượng rằng một ngày nọ... Đèn đỏ, xe cộ đậu chỉnh tề ngay sau vạch trắng. Một va chạm xảy ra và hai thanh niên rối rít xin lỗi nhau. Anh cảnh sát giao thông nhìn cả hai trìu mến rồi tặng mỗi người một cái nón bảo hiểm.
Sau khi đọc những dòng cảm xúc của Nguyễn Cơ Điềm về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân“, tôi suy nghĩ rất nhiều về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Bài thơ thể hiện niềm tiếc thương, kính trọng và biết ơn đối với những người đã cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. Đây là những người lính đã hy sinh trên chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”. Hình ảnh người lính với trọng trách lớn lao mà mình gánh vác nhắc nhở người đọc càng phải có trách nhiệm hơn với quê hương, đất nước. Đặc biệt là “ngày xuân ngọt ngào” của người lính sẽ không bị mất đi, trở về từ những ngọn núi xanh và hồi sinh trong hậu thế sau này vào mùa xuân của đất nước.
Hình ảnh người lính trong bài thơ sẽ gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của thế hệ trẻ. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vẫn còn rất nhiều bạn trẻ ham chơi, chưa chịu chăm chỉ học tập và rèn luyện. Họ lo sợ và cho rằng việc tham gia học tập quân sự, rèn luyện tư tưởng của Đảng, thực hiện nghĩa vụ quân sự là việc làm không cần thiết, lãng phí thời gian, lãng phí tuổi trẻ. Nhưng họ không biết rằng các thế hệ đi trước, trong đó có Quân đội Cách mạng, đã phải chiến đấu gian khổ, hy sinh để có được cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc như ngày nay. Họ cũng chỉ là những người trẻ tuổi như chúng tôi, nhưng họ đã hy sinh, cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp của đất nước. Nếu không có họ, chúng ta sẽ không được như ngày hôm nay.
Vì vậy, thanh niên cần được giác ngộ, rèn luyện nhận thức, tư duy một cách đúng đắn, kịp thời. Luôn học hỏi, trau dồi bản thân và ngày càng trưởng thành hơn. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể ý nghĩa và có tầm ảnh hưởng. Tự tin, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, dũng cảm đối mặt với thử thách, hiểm nguy. Nếu đất nước cần, chúng ta phải sẵn sàng tham gia và cống hiến sức trẻ của mình cho sự nghiệp quốc gia. Đồng thời phê phán, lên án những hành động phản động, vô trách nhiệm đối với độc lập và hòa bình của dân tộc.
Chúng ta hôm nay được thừa hưởng thành quả đấu tranh và hy sinh anh dũng của các thế hệ đi trước. Vì vậy, là những người trẻ, hãy tiếp nối truyền thống yêu nước và góp phần trường tồn dân tộc.