VỀ CHÍNH TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH: - Ở Trung ương: + Xóa bỏ hầu hết các chức quan đại thần. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành. + Hoàn thiện Lục bộ, đặt Lục tự, lục khoa và hoàn thiện các cơ quan trung ương. - Địa phương: xóa bỏ 5 đạo; chia cả nước thành 13 thừa tuyên và phủ Trung Đô (Thăng Long) - Bộ máy quan lại: + Tuyển chọn quan lại thông qua khoa cử; kiểm tra năng lực định kì. + Trọng dụng những người có năng lực và phẩm chất tốt. |
|
VỀ VĂN HÓA – GIÁO DỤC: - Nho giáo được vua Lê Thánh Tông đặt làm hệ tư tưởng chính thống. - Giáo dục, khoa cử được chú trọng. + Nhà vua cho trùng tu và mở rộng Quốc Tử Giám, Nhà Thái học; mở rộng hệ thống trường học công đến cấp phủ, huyện; định phép thi Hương, thi Hội quy củ. + Năm 1484, vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia Tiến sĩ nhằm đề cao Nho học và tôn vinh các bậc trí thức Nho học đỗ đại khoa. |
VỀ QUÂN SỰ: - Năm 1466, vua Lê Thánh Tông cải tổ hệ thống quân đội. - Ở các đạo, nhà vua cho đổi 5 vệ quân thời vua Lê Thái Tổ thành 5 phủ, dưới mỗi phủ chia thành vệ quản các sở đội. - Cho đặt quân lệnh để thường xuyên tập trận và đặt các kì thi võ để tuyển chọn tướng sĩ phục vụ quân đội. |
VỀ LUẬT PHÁP: - Năm 1483, vua Lê Thánh Tông cho ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều. Nội dung bộ luật quy định những vấn đề về hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, tố tụng. - Nhiều truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc đã được thể chế hoá thành các điều luật. |
VỀ KINH TẾ: - Năm 1477, vua Lê Thánh Tông ban hành chính sách lộc điền và quân điền. - Thể lệ thuế khoán được nhà nước quy định theo hạng. - Việc canh nông được khuyến khích. - Nhà nước đặt Hà đê quan và Khuyến nông quan để quản lí việc đê điều, nông nghiệp, đặt Đồn điền quan để khuyến khích việc khẩn hoang, mở rộng diện tích. |