1. ĐẢM BẢO ĐỦ ÁNH SÁNG CHO HOA, CÂY CẢNH
Câu 1: Quan sát Hình 1 và cho biết khi thừa ánh sáng, màu sắc của lá cây thay đổi như thế nào.
Đáp án:
Sau khi quan sát hình 1, em nhận thấy khi ở trong môi trường thừa ánh sáng, màu sắc của lá cây sẽ từ màu xanh chuyển thành màu vàng úa.
Câu 2: Quan sát Hình 2, nêu các cách cung cấp đủ ánh sáng cho hoa, cây cảnh trồng trong nhà phù hợp với các ảnh trong hình.
Đáp án:
Sau khi quan sát hình 3, em nhận thấy chúng ta có các cách cung cấp đủ ánh sáng cho hoa, cây cảnh trồng trong nhà là:
Cách a: để cây ở cửa sổ.
Cách b: để cây ở ban công.
Cách c: Để cây ở những nơi thoáng mát, có ánh sáng chiếu vào.
2. TƯỚI NƯỚC CHO HOA, CÂY CẢNH
Câu 1: Quan sát Hình 3, cho biết cây đủ nước và cây thiếu nước khác nhau như thế nào?
Đáp án:
Sau khi quan sát hình 3, em nhận thấy cây đủ nước và cây thiếu nước khác nhau ở các dấu hiệu sau:
Cây đủ nước: Lá cây xanh tốt, sum xuê và phát triển đều.
Cây thiếu nước: Lá cây nhăn nheo, héo rũ, rụng dần và có nguy cơ chết.
Câu 2: Em hãy sử dụng các thẻ dưới đây để gọi tên các cách tưới nước cho hoa, cây cảnh trong Hình 4 cho phù hợp.
Đáp án:
Dựa vào cách thẻ gợi ý, em có thể nêu tên các cách tưới nước cho hoa, cây cảnh là:
Hình a: tưới nước bằng bình xịt.
Hình b: tưới nước bằng bình tưới cây.
Hình c: tưới nước bằng hệ thống tưới nhỏ giọt.
Câu 3: Hãy chia sẻ với bạn một số cách tưới nước cho hoa, cây cảnh mà em biết.
Đáp án:
Có rất nhiều cách tưới nước cho hoa, cây cảnh, trong đó em biết các cách như:
Tưới nước bằng phương pháp thấm.
Dùng hạt giữ ẩm.
Tưới nước bằng hệ thống tưới tự động.
3. BÓN PHÂN CHO HOA, CÂY CẢNH
Câu 1: Em hãy sử dụng các thẻ dưới đây để gọi tên cách bón phân cho hoa, cây cảnh tương ứng với mỗi ảnh trong Hình 5.
Đáp án:
Dựa vào các thẻ gợi ý và hình vẽ trong hình 5, em có thể gọi tên các cách phóng phân cho hoa, cây cảnh như sau:
Hình a là cách pha với nước và tưới vào gốc cây.
Hình b là cách pha với nước và phun lên lá cây.
Hình c là cách bón đều xung quanh gốc cây.
Câu 2: Thảo luận với bạn và cho biết vì sao phải bón phân cho hoa, cây cảnh?
Đáp án:
Chúng ta phải bón phân cho hoa, cây cảnh vì những lí do sau đây:
Thúc đẩy quá trình phát triển: Sử dụng phân bón hợp lý, cân đối sẽ thúc đẩy quá trình phát triển, giúp cây đẻ nhánh, ra hoa nhiều và đậu quả
Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết: Cây trồng cần được bón phân vì hầu hết dinh dưỡng trong đất không cung cấp đủ các chất cần thiết để cây phát triển một cách toàn diện
Tạo điều kiện cho rễ phát triển: Việc bón phân còn tạo điều kiện để rễ phát triển, ăn sâu trong đất, giúp hạn chế cây bị đổ, ngã
…
Câu 3: Em hãy chia sẻ với bạn cách bón phân cho một loại hoa, cây cảnh mà em biết.
Đáp án:
Em đã biết cách bón phân cho cây hoa hồng, bao gồm các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Bón lót trước khi trồng cây con: giai đoạn này chúng ta sử dụng các loại phân hữu cơ, ưu tiên phân xanh, phân rác, phân chuồng hoai mục.
Giai đoạn 2: Bón thúc 15 - 20 sau khi xuống cây con: sử dụng đạm ure, tạo rãnh, bón cách gốc 5 - 7cm hoặc hòa tan đạm vào nước rồi phun trực tiếp.
Giai đoạn 3: Thời kỳ cây bắt đầu ra nụ
Khi này, chúng ta dùng phân vô cơ NPK có tỷ lệ kali cao hơn, không cần dùng kích rễ.
Lưu ý bón cách gốc cây 5 - 7cm và duy trì tưới nước.
Giai đoạn 4: Lúc hoa gần tàn: chúng ta cần bổ sung phân NPK có hàm lượng lân cao hơn.
Giai đoạn 5: Sau khi hoa tàn
Tiến hành cắt tỉa bỏ đi hoa tàn kích thích mầm mới phát triển.
Bón phân giàu hàm lượng đạm, không dùng kèm kích rễ.
4. CẮT TỈA, VỆ SINH VÀ BẮT SÂU CHO CÂY
Câu 1: Em hãy sử dụng các thẻ dưới đây để gọi tên các công việc chăm sóc hoa, cây cảnh phù hợp với từng ảnh trong Hình 6.
Đáp án:
Dựa vào gợi ý từ các thẻ và quan sát các hình, em có thể gọi tên các công việc chăm sóc hoa, cây cảnh như sau:
Hình a là công việc cắt tỉa hoa đã tàn.
Hình b là công việc vệ sinh lá cây.
Hình c là công việc bắt sâu cho cây.
Câu 2: Tại sao phải cắt tỉa, vệ sinh và bắt sâu cho cây?
Đáp án:
Cắt tỉa, vệ sinh và bắt sâu hco cây là những công việc quan trọng trong việc chăm sóc cây. Chúng ta có thể kể đến một số lý do sau đây:
Cắt tỉa cây: Cắt tỉa cây giúp tạo ra các chồi mới sinh trưởng mạnh và có nhiều khả năng để các cành mới này cho hoa trái, giúp giữ được sản lượng ổn định hằng năm. Cắt tỉa cây giúp ánh sáng truyền vào tán cây nhiều hơn, qua đó giúp cải thiện về chất lượng, màu sắc và kích thước trái.
Vệ sinh cây: Vệ sinh cây bao gồm việc loại bỏ các lá và cành cây bị hư hại, loại bỏ các cành cây mọc quá sát nhau để không khí có thể lưu thông và ánh sáng chiếu đến mọi bộ phận của cây. Việc này giúp cây phát triển khỏe mạnh, không khí phải lưu thông xuyên suốt xung quanh các cành cây.
Bắt sâu cho cây: Bắt sâu cho cây giúp loại bỏ các loài côn trùng gây hại cho cây, ngăn chặn sự lây lan của các loại bệnh trên cây. Việc này giúp bảo vệ cây khỏi các loại bệnh và giúp cây phát triển mạnh mẽ.
Câu 3: Quan sát Hình 7 và nêu tên những công việc chăm sóc hoa, cây cảnh phù hợp với từng ảnh.
Đáp án:
Sau khi quan sát hình 7, em có thể nêu tên những công việc chăm sóc hoa, cây cảnh như sau:
Hình a là đặt chậu hoa gần cửa sổ, đó là nơi thoáng mát, có ánh sáng chiếu vào.
Hình b là công việc tưới cây thường xuyên để bổ sung nước cho cây phát triển.
Hình c là công việc bón phân thường xuyên cho cây.
Hình d là hành động cắt tỉa những lá cây héo úa cây.
Câu 4: Em hãy cùng bạn hoặc người thân chăm sóc một loại hoa, cây cảnh mà em yêu thích.
Đáp án:
Em và bố mẹ chăm sóc cây hoa hồng được trồng ở vườn nhà em. Hàng ngày, em đều chăm chỉ bắt sâu cho cây hoa, còn bố em thì thường tưới nước cho cây để không bị héo. Sau đó mẹ em sẽ mua phân về để bón cho hoa. Nhờ vậy mà cây hoa hồng nhà em ngày càng tươi tốt và nở nhiều hoa, em rất thích nó.