Hướng dẫn giải nhanh Địa lí 8 Cánh diều bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Baivan.net sẽ đưa ra giải pháp nhanh chóng, rút ​​gọn chuẩn xác môn địa lí 8 bộ sách cánh diều bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

Mở đầu

Câu hỏi: Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú. Tuy nhiên trước thực trạng suy giảm đa dạng sinh học, vấn đề bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên sinh vật đang ngày càng trở nên cấp thiết. Vậy sự đa dạng của sinh vật ở nước ta được biểu hiện như thế nào? Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học cấp thiết ra sao? 

Hướng dẫn giải:

- Biểu hiện đa dạng sinh học: là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới.

- Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học:

+ Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong ổn định hệ sinh thái, đa dạng thành phần loài và nguồn gen => Cần phải bảo tồn. 

+ Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tăng; biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường => Đa dạng sinh học đang bị suy giảm.

I. SỰ ĐA DẠNG CỦA SINH VẬT Ở VIỆT NAM

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 10.1, 10.2, hãy chứng minh sinh vật nước ta có sử đa dạng về hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.

Hướng dẫn giải:

- Đa dạng về thành phần loài: Số lượng lớn các loài động, thực vật, vi sinh và nấm.

- Đa dạng về nguồn gen: Số lượng cá thể loài tương đối lớn => Tạo nên sự đa dạng nguồn gen di truyền, nhiều nguồn gen quý. 

  • Đa dạng về hệ sinh thái:

Gồm 3 nhóm: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái biển.

  • Hệ sinh thái trên cạn: 

+ Hệ sinh thái rừng: Rừng kín thường xanh, rừng cận nhiệt, rừng ôn đới núi cao, rừng thưa,…

+ Hệ sinh thái khác: xa-van, đồng cỏ,..

+ Hệ sinh thái do sự tác động của con người: hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị,…

  • Hệ sinh thái đất ngập nước: 

+ Các kiểu hệ sinh thái ngập nước ven biển: bãi triều, vũng, vịnh,..

+ Các kiểu hệ sinh thái ngập nước vùng cửa sông: đầm lầy, kênh rạch, đầm lầy than bùn,..

+ Rừng ngập mặn

+ Các kiểu hệ sinh tháu đất ngập nước nội địa: sông, suối, ao, ruộng lúa,…

  • Hệ sinh thái biển: rạn san hô, cỏ biển,… -> đa dạng sinh học, giá trị cao. 

II. VẤN ĐỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 10.3, hãy chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Hướng dẫn giải:

+ Suy giảm về hệ sinh thái: Hệ sinh thái rừng tự nhiên bị thu hẹp diện tích, chất lượng giảm; 70% là rừng nghèo và mới phục hồi => Mất môi trường sống của sinh vật hoang dã.

+ Suy giảm về thành phần loài: Nhiều loài động vật bị đe dọa tuyệt chủng: 53 loài lưỡng cư; 75 loài thú; 75 loài bò sát; 136 loài cá,…

+ Suy giảm về nguồn gen: Một số nguồn gen tự nhiên bị cạn kiệt và biến mất; nhiều nguồn gen bị suy giảm.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Hãy vẽ sơ đồ để chứng minh sự đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Hướng dẫn giải:

Hướng dẫn giải nhanh công nghệ 8 Cánh diều bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Tìm hiểu một loài sinh vật trong Sách đỏ Việt Nam, viết báo cáo ngắn về đặc điểm của loài này và đề xuất một số biện pháp bảo vệ chúng.

Hướng dẫn giải:

 Loài Sếu đầu đỏ

- Là một trong 15 loài sếu quý hiếm trên thế giới.

- Sinh sống chủ yếu ở các nước Đông Nam Á.

- Số lượng có chiều hướng giảm dần: từ 1052 con (1985) còn 217 con (1994) và có nguy cơ tuyệt chủng.

- Biện pháp bảo vệ:

  • Hạn chế sử dụng các hóa chất, phòng chống cháy rừng, khôi phục một số vùng đất ngập nước xung quanh vườn quốc gia Tràm Chim.

  • Ngăn chặn những hành vi săn bắn, buôn bán trái phép.

  • Tuyên truyền, kêu gọi mọi người bảo vệ các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam và trên thế giới.

Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải nhanh địa lí sách cánh diều, giải địa lí 8 CD, giải SGK địa lí 8 cánh diều bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 8 Cánh diều mới

CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM


Copyright @2024 - Designed by baivan.net