Câu hỏi 1: Nêu một số nguyên nhân gây tai nạn điện.
Hướng dẫn giải:
Các nguyên nhân gây tai nạn điện bao gồm: tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện, chạm vào dây dẫn trần hoặc dây dẫn bị hở, sử dụng thiết bị điện bị rò rỉ điện, sửa chữa điện không đóng ngắt nguồn, và vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến thế.
Câu hỏi 2: Trình bày một số biện pháp bảo vệ an toàn điện.
Hướng dẫn giải:
Để đảm bảo an toàn điện, cần kiểm tra cách điện trước khi sử dụng và thực hiện nối đất cho các đồ dùng điện có vỏ kim loại tiếp xúc. Ngoài ra, không vi phạm an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp và sử dụng các thiết bị đóng, cắt bảo vệ chống quá tải và rò điện.
Khi sửa chữa điện, cắt nguồn trước và sử dụng đầy đủ bảo hộ và dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho từng công việc.
Câu hỏi 3: Kể tên và nêu cách sử dụng một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
Hướng dẫn giải:
Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện gồm bút thử điện, để kiểm tra vị trí có điện hay không, và kìm điện, để giữ hoặc cắt dây khi cầm vào phần tay cầm.
Câu hỏi 4: Mô tả các bước cần thực hiện khi sơ cứu người bị tai nạn điện.
Hướng dẫn giải:
Các bước sơ cứu người bị tai nạn điện:
Kiểm tra tình trạng nạn nhân và đưa nạn nhân đến vị trí thuận lợi
Nếu nạn nhân không tỉnh, không thở hoặc thở không đều, cần xoa bóp tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo
Thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách thổi vào miệng hoặc mũi nạn nhân và xoa bóp tim ngoài lồng ngực
Chuyển giữa việc xoa bóp tim và hô hấp nhân tạo sau mỗi 15 lần hoặc theo tỉ lệ 5:1 nếu có 2 người sơ cứu.