Câu hỏi: Biển Đông là một biển lớn, có vai trò quan trọng cả về mặt tự nhiên và kinh tế - chính trị - xã hội đối với khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung. Vậy, Biển Đông nói chung và vùng biển Việt Nam thuộc Biển Đông có vị trí và phạm vi như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Phạm vi của Biển Đông:
Thuộc Thái Bình Dương, là biển lớn thứ 3 trong các biển trên thế giới.
Nằm trong khoảng 3°N - 26°B, 100°Đ - 121oĐ.
- Phạm vi vùng biển của Việt Nam: bao gồm: vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài, em hãy:
Câu hỏi 1: Xác định phạm vi Biển Đông.
Hướng dẫn giải:
Phạm vi: nằm trong khoảng 3°N - 26°B, 100°Đ - $121^o$Đ.
Câu hỏi 2: Kể tên các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.
Hướng dẫn giải:
Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam: Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, In-do-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin, Trung Quốc.
Câu hỏi 3: Cho biết diện tích của phần biển Việt Nam trong Biển Đông.
Hướng dẫn giải:
Diện tích của phần biển Việt Nam trong Biển Đông: khoảng 1 triệu km2.
Dựa vào hình 14.2 và thông tin trong bài, em hãy:
Câu hỏi 1: Xác định các mốc đường cơ sở trên biển dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa nước ta.
Hướng dẫn giải:
Các mốc đường cơ sở trên biển dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa nước ta:
Câu hỏi 2: Xác định đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Hướng dẫn giải:
Xác định đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc:
Câu hỏi: Dựa vào hình 14.4 và thông tin trong bài, em hãy nêu khái niệm các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông.
Hướng dẫn giải:
Khái niệm | |
Nội thuỷ | Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam |
Lãnh hải | Vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam |
Vùng tiếp giáp lãnh hải | Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải |
Vùng đặc quyền kinh tế | Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở |
Thềm lục địa | Đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa |
Câu hỏi 1:Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài, em hãy giải thích vì sao Biển Đông là biển tương đối kín.
Hướng dẫn giải:
- Được bao quanh bởi các vòng cung đảo, vùng biển
- Được bao bọc 4 phía bởi lục địa châu Á, các quần đảo Philipin, Malaixia và Inđônêxia.
- Chỉ thông ra Thái Bình Dương và các biển lân cận bằng những eo biển hẹp.
Câu hỏi 2: Hoàn thành bảng thông tin về phạm vi của các bộ phận vùng biển Việt Nam theo gợi ý dưới đây:
Các bộ phận vùng biển Việt Nam | Phạm vi |
Nội thủy | ? |
Lãnh hải | ? |
Vùng tiếp giáp lãnh hải | ? |
Vùng đặc quyền kinh tế | ? |
Thềm lục địa | ? |
Hướng dẫn giải:
Các bộ phận vùng biển Việt Nam | Phạm vi |
Nội thủy | Vùng nước tiếp giáp với đất liền và ở phía trong đường cơ sở. |
Lãnh hải | Vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. |
Vùng tiếp giáp lãnh hải | Vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển. |
Vùng đặc quyền kinh tế | Vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. |
Thềm lục địa | G vồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam. |
Câu hỏi: Hãy thu thập thông tin về chế độ pháp lí của các vùng biển nước ta theo Luật biển năm 1982.
Hướng dẫn giải:
Một số quy định trong Luật biển 1982:
Các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển bao gồm: (i) Nội thủy và (ii) Lãnh hải. Các vùng biển này có quy chế pháp lí như lãnh thổ lục địa. => Quốc gia ven biển có quyền thực thi chủ quyền của mình tại vùng biển này như đối với lãnh thổ đất liền.
Đường cơ sở là đường dùng để xác định chiều rộng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của quốc gia ven biển.
Nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở.
Chủ quyền quốc gia ven biển đối với lãnh hải không phải tuyệt đối như đối với nội thủy, do Công ước 1982 thừa nhận quyền qua lại vô hại lãnh hải của tàu thuyền nước ngoài.
Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, trong những điều kiện do các quy định thích hợp của Công ước, đều được hưởng 3 quyền tự do cơ bản sau đây:
- Quyền tự do hàng hải;
- Quyền tự do hàng không;
- Quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.
Theo quy định của Công ước 1982, quốc gia ven biển có chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của mình và quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa là đặc quyền.
Biển cả là vùng biển nằm ngoài các vùng biển thuộc phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển.
Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc xung quanh và phải luôn nổi trên mặt nước.