Câu hỏi 1: Khí nào trong không khí cần cho sự hô hấp của con người, động vật và thực vật?
Hướng dãn giải:
Khí ô-xi trong không khí cần cho sự hô hấp của con người, động vật và thực vật
Câu hỏi 2: Quan sát: Dựa vào các hình dưới đây cho biết:
- Thành phần chính của không khí?
- Ngoài các thành phần chính, trong không khí còn chứa những gì?
Hướng dãn giải:
Thành phần chính của không khí gồm: khí oxi và khí ni-tơ.
- Ngoài các thành phần chính, trong không khí còn chứa: khí cacbonic, hơi nước, bụi và các chất khí khác.
Câu hỏi 3: Thực hành, thí nghiệm: Nhận biết trong không khí có hơi nước.
- Chuẩn bị: Hai cốc nước như nhau và các viên nước đá (hình 4).
- Tiến hành:
+ Quan sát bên ngoài thành cốc A và cốc B.
+ Cho một số viên nước đá vào cốc B. Sau khoảng từ 3 đến 5 phút, quan sát hiện tượng xảy ra ở bên ngoài thành cốc A và cốc B.
+ Cho biết nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó.
Hướng dãn giải:
- Học sinh quan sát thí nghiệm
- Sau 3 đến 5 phút bên ngoài thành cốc A không có hiện tượng gì, bên ngoài thành cốc B xuất hiện những hạt nước nhỏ.
- Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó: vì khi cho đá vào cốc B nhiệt độ ở thành cốc nước giảm xuống. Hơi nước có trong không khí sẽ ngưng tụ lại thành những hạt nước nhỏ li ti ở thành cốc.
Câu hỏi 4: Nêu ví dụ cho thấy không khí có chưa hơi nước, bụi.
Hướng dãn giải:
- Ví dụ cho thấy không khí có chứa hơi nước:
+ Hiện tượng sương đọng trên lá vào sáng sớm
+ Nguyên nhân: Khi đêm xuống nhiệt độ trong không khí thấp nên hơi nước trong không khí ngưng tụ lại thành các hạt nước nhỏ li ti đọng trên lá.
- Ví dụ cho thấy không khí có chứa bụi: Khi để đồ vật ở bên ngoài không khí, không có che chắn gì, sau một thời gian sẽ thấy bụi bẩn bám dính vào đồ vật.
Câu hỏi 5:
- Chuẩn bị: Một chậu nước, một chai rỗng có nắp đậy, một miếng mút xốp.
- Tiến hành: Mở nắp, để chai ở bất kì vị trí nào xung quanh em rồi đóng nắp lại.
+ Dự đoán trong chai có chứa gì.
+ Sau đó, nhúng phần miệng chai đã được đậy kín ngập trong nước rồi mở nắp chai.
Em thấy có gì nổi lên mặt nước. Vậy bên trong chai rỗng đó có chứa gì?
So sánh kết quả thí nghiệm với dự đoán của em.
Hãy đưa ra cách làm để chứng minh bên trong những lỗ nhỏ li ti của miếng mút xốp khô (hình 5) có chứa không khí và thực hiện cách làm đó.
Qua những thí nghiệm trên cho biết không khí có ở những đâu?
Hướng dãn giải:
- Dự đoán trong chai có chứa: không khí.
- Nhúng phần miệng chai đã được đậy kín ngập trong nước rồi mở nắp chai, em thấy có bong bóng nổi lên mặt nước. Vậy bên trong chai “rỗng” đó có chứa không khí.
- Đưa ra cách làm để chứng minh bên trong những lỗ nhỏ li ti của miếng xốp khô (hình 5) có chứa không khí: nhúng miếng xốp đó ngập trong nước sau đó bóp nhẹ. Ta thấy bong bóng nổi lên trên mặt nước.
- Qua những thí nghiệm trên cho biết không khí có ở khắp mọi nơi.
Câu hỏi 6: Kể tên một số vật có chứa không khí ở xung quanh em.
Hướng dãn giải:
Một số vật có chứa không khí ở xung quanh em: săm xe, quả bóng bay, các chai, lọ, phao bơi....
Câu hỏi 7: Câu hỏi và thảo luận: Sử dụng các giác quan để trả lời những câu hỏi sau: Em có nhìn thấy không khí không? Vì sao?
Hướng dãn giải:
Em không nhìn thấy không khí vì không khí không có màu.
Câu hỏi 8: Không khí có mùi gì, có vị gì?
Hướng dãn giải:
Không khí không có mùi, không có vị.
Câu hỏi 9: Khi em ngửi thấy mùi thơm hay mùi khó chịu thì đó có phải là mùi của không khí không? Cho ví dụ?
Hướng dãn giải:
Khi em ngửi thấy mùi thơm hay mùi khó chịu thì đó không phải là mùi của không khí không.
VD: Khi nấu ăn, sẽ ngửi thấy mùi thơm của các loại món ăn nhưng đó là mùi của nguyên liệu gia vị có trong món ăn đó chứ không phải là mùi của không khí.
Câu hỏi 10: Quan sát: Em có nhận xét gì về hình dạng của không khí chứa trong các vật dưới đây? Từ đó cho biết không khí có hình dạng nhất định không?
Hướng dãn giải:
- Hình dạng của không khí phụ thuộc vào hình dạng các vật chứa nó.
- Không khí không có hình dạng nhất định.
Câu hỏi 11: Thí nghiệm, thực hành: Tìm hiểu tính chất giãn nở của không khí
- Chuẩn bị. Một chiếc bơm tiêm như hình 10a.
- Tiền hành: Bịt kín đầu dưới bơm tiêm rồi dùng tay án ruột bơm tiêm như hình 10b. Sau đó thả tay ra.
Mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích.
Hướng dãn giải:
- Hiện tượng: Khi ấn ruột bơm tiêm (đã bịt đầu dưới) ta thấy khó ấn, ruột bơm dịch chuyển 1 đoạn; Khi thả tay ra ruột bơm về trạng thái như ban đầu (hình 10a).
- Giải thích: Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
Câu hỏi 12: Tính chất nào của không khí được ứng dụng để làm những đồ dùng trong mỗi hình dưới đây
Hướng dẫn giải:
Tính chất của không khí được ứng dụng để làm những đồ dùng trong mỗi hình là:
- Hình 11; 12: Không khí không có hình dạng nhất định mà sẽ phụ thuộc vào hình dạng của đồ vật chứa nó.
- Hình 13: Không khí có thể bị nén lại hoăc giãn ra.
Câu hỏi 13: Hãy nêu một số ví dụ khác về việc ứng dụng tính chất của không khí trong đời sống.
Hướng dẫn giải:
Một số ví dụ khác về việc ứng dụng tính chất của không khí trong đời sống:
- Không khí cung cấp lượng ô-xi giúp con người và động vật có thể hô hấp.
- Những quả bóng bay có nhiều hình dạng khác nhau vì không khí trong quả bóng bay phụ thuộc vào hình dạng của mỗi quả bóng.
- Không khí trong phao bơi làm căng phao lên giúp phao có thể nổi trên mặt nước
- Khi ta dùng cây bơm để bơm xe đạp: Khi đẩy ruột cây bơm xuống thì không khí bị nén xuống và bị đẩy vào lốp xe.