Khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương

Hoạt động 1: Phân tích đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương

1. Khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương.

2. Đánh giá tác động của con người tới môi trường tự nhiên.

3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.

4. Lập kế hoạch thực hiện các giải pháp, đặc biệt là giải pháp thuyết trình về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên. 

Câu trả lời:

1. Khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương:

  • Môi trường đất: có dấu hiệu ô nhiễm môi trường đất. Chủ yếu là do hàm lượng kim loại nặng cao từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nổi bật ở một số khu công nghiệp đô thị và các làng nghề, các chất thải đô thị và hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật.
  • Môi trường không khí: có dấu hiệu ô nhiễm môi trường không khí. Trong quá trình canh tác trên các trang trại một lượng khí thải lớn đến từ phân bón hữu cơ, thước trừ sâu, chất thải chăn nuôi và một lượng lớn khí đốt nông nghiệp gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và các sinh vật khác.
  • Môi trường nước: ô nhiễm môi trường nước, chủ yếu là do nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc nhuộm, dệt,…

2. Tác động của con người tới môi trường tự nhiên:

  • Tác động đến môi trường đất:
    • Tích cực: người dân đã thực hiện luân canh cây trồng, xen canh tằng vụ để tăng độ phì nhiêu của đất.
    • Tiêu cực: một số người dân vẫn còn lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, thói quen sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt của người dân,....
  • Tác động đến môi trường không khí:
    • Tích cực: đường phố trồng thêm nhiều cây xanh, địa phương có thêm dự án trồng rừng.
    • Tiêu cực: các phương tiện giao thông, các nhà máy xi măng, các lò nung gạch,....xả nhiều khí thải ra môi trường.
  • Tác động đến môi trường nước:
    • Tích cực: nhà máy hóa chất đã có hệ thống xử lí nước thải theo quy định.
    • Tiêu cực: vẫn còn một số trại chăn nuôi xả nước thải chưa qua xử lí ra sông hồ. 

3.Các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên:

  • Thuyết trình tuyên truyền cho  người dân và các chủ trại chăn nuôi về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
  • Không đổ dầu, mỡ, chất béo xuống bồn rửa chén, xuống cống.
  • Hạn chế tối đa sử dụng chất tẩy rửa, chất hóa học.
  • Giảm sử dụng phân hóa và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.
  • Không vứt rác, xác súc vật, gia cầm xuống ao hồ.
  • Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
  • Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
  • Trồng nhiều cây để giảm xói mòn đất, ngăn chặn hóa chất độc hại và hóa chất chảy vào nguồn nước.
  • Kiến nghị chính quyền địa phương có biện pháp nhắc nhở, xử phạt nghiêm khắc những người dân và các cơ sở sản xuất, chăn nuôi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường nước. 

4. HS tự thực hiện, lập kế hoạch thực hiện các giải pháp, đặc biệt là giải pháp thuyết trình về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên: 

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net