Mục đích chính của văn bản trên là gì?

Câu 1. Mục đích chính của văn bản trên là gì?

A. Giải thích hiện tượng chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về tổ cực kì tốt

B. Giới thiệu về hiện tượng chim bồ câu ngày xưa có trí thông minh tuyệt vời

C. Thuyết minh cách thức đưa thư ngày xưa bằng việc sử dụng chim bồ câu

D. Giới thiệu về kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Ốc-xpho về chim bồ câu

Câu 2. Câu văn nào sau đây nêu lên vấn đề chính được giải thích trong văn bản?

A. Chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về tổ cực kì tốt...

B. Ban ngày, bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời.

C. Dù bị đưa tới một nơi rất xa xôi, chúng vẫn có thể tự tìm đường về nhà.

D. Vì sao bồ câu lại sở hữu khả năng tuyệt diệu này?

Câu 3. Câu văn nào giải thích khái quát về trí nhớ tuyệt vời của bồ câu?

A. Ban ngày, bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời.

B. Mấu chốt của khả năng tìm được đường về nhà là trong não bộ của bồ câu có một hệ thống chỉ đường tinh vi.

C. Nhưng vào ngày trời râm không có Mặt Trời hoặc buổi tối, chúng chủ yếu định hướng bằng từ trường Trái Đất.

D. Các nhà khoa học ở Đại học O-xphớt phát hiện ra rằng thông qua đường bay, bồ câu có thể nhớ được các kiến trúc tiêu biểu để tìm được đường về.

Câu 4. Đoạn văn “Ban ngày, bồ câu chủ yếu [...] về tổ ở một cự li xa.” được trình bày theo cách nào?

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

C. Song song

D. Phối hợp

Câu 5. Nhận xét nào khái quát được cách tìm đường về nhà của chim bồ câu?

A. Bồ câu có thể nhớ được các kiến trúc tiêu biểu để tìm được đường về.

B. Bồ câu có thể dựa vào nhiều cách để tìm được đường về nhà.

C. Bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời.

D. Bồ câu chủ yếu định hướng bằng từ trường Trái Đất để trở về nhà.

Câu 6. Vì sao văn bản trên được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên?

Câu 7. Hiện tượng mà văn bản nói tới có gì đặc sắc cần giải thích?

Câu 8. Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

Câu 9. Em biết thêm được điều gì từ văn bản giải thích nêu trên?

Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu những điều em thích về chim bồ câu.

Câu trả lời:

Câu 1. 

A. Giải thích hiện tượng chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về tổ cực kì tốt

Câu 2.

C. Dù bị đưa tới một nơi rất xa xôi, chúng vẫn có thể tự tìm đường về nhà.

Câu 3. 

B. Mấu chốt của khả năng tìm được đường về nhà là trong não bộ của bồ câu có một hệ thống chỉ đường tinh vi.

Câu 4. 

C. Song song

Câu 5. 

B. Bồ câu có thể dựa vào nhiều cách để tìm được đường về nhà.

Câu 6. 

Vì văn bản trả lời được câu hỏi "Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường?" bằng những thông tin có cơ sở khoa học.

Câu 7. 

Hiện tượng mà văn bản nói tới là khả năng tuyệt diệu của một loài động vật mà cụ thể là chim bồ câu. 

Câu 8. 

Văn bản gồm 3 phần chính: 

  • Phần 1 (từ đầu đến …khả năng tuyệt diệu này?): giới thiệu khái quát về khả năng của loài bồ câu.
  • Phần 2 (tiếp đến …một cự li xa): các khả năng xác định được về nhà của bồ câu.
  • Phần 3 (phần còn lại): phát hiện mới lạ của các nhà khoa học Ốc-xpho về bồ câu.

Câu 9. 

Thông quan văn bản, em biết thêm được những kiến thức về các khả năng xác định đường bay của loài bồ câu.

Câu 10. 

Bồ câu là một trong những loài chim sở hữu vẻ ngoài dễ thương và được rất nhiều người yêu thích. Nó sở hữu chiếc cổ dài, cái đầu hình thoi, có thể xoay chuyển nhiều góc độ khác nhau. Thân hình thoi cùng lớp lông vũ mỏng ôm sát cơ thể. Chim bồ câu có màu lông không hề đồng nhất và phổ biến hơn cả là những màu như đen, trắng, nâu và xanh nhạt. Ngoài ra, một số loài chim bồ câu còn có bộ lông dị biệt khiến chúng càng trở nên độc đáo và đẹp mắt. Mỗi một chú chim bồ câu đều có cho mình một nét đẹp riêng, một sự cuốn hút riêng và đó cũng là điều khiến nhiều người yêu thích chúng.

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net