Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron là 1s22s22p4. Số eleetron độc thân của M là A.3. B.2. C. 1. D.0.

THÔNG HIỂU

Bài tập 4.7. Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron là 1s22s22p4. Số eleetron độc thân của M là

A.3.            B.2.          C. 1.          D.0.

Bài tập 4.8. Nguyên tố Q có số hiệu nguyên tử bằng 14. Electron cuối cùng của nguyên tử nguyên tố Q điền vào lớp, phân lớp nào sau đây?

A. K, s.         B. L, p.         C. M, p.         D.N, d.

Bài tập 4.9. Nguyên tử của nguyên tố Y có 14 electron ở lớp thứ ba. Thứ tự các lớp và phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng là: 1s2s2p3s3p4s3d....

Cấu hình electron của nguyên tử Y là

A. 1s22s22p63s23p64s23d6          B. 1s22s22p63s23p63d64s2

C. 1s22s22p63s23p63d8                D. 1s22s22p63s23p63d6

Bài tập 4.10. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron đã xây dựng đến phân lớp 3d2. Tổng số electron của nguyên tử nguyên tố X là

A. 18.       B.20.        C. 22.           D.24.

Bài tập 4.11. lon nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiểm?

A. Na+.         B. Al3+.           C.Cl.                D. Fe2+

Bài tập 4.12. Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p1. Nguyên tử của nguyên tố Y có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p3 Số proton của X và Y lần lượt là

A. 13 và 15.               B.12 và 14.             

C. 13 và 14.               D. 12 và 15.

Bài tập 4.13. Cho các nguyên tố có điện tích hạt nhân như sau: Z = 7; Z= 14 và Z = 21. Biểu diễn cấu hình electron của nguyên tử theo ô orbital. Tại sao lại phân bố như vậy?

Bài tập 4.14. Cho các nguyên tố có điện tích hạt nhân như sau: Z = 9; Z = 16; Z = 18; Z = 20 và Z = 29. Các nguyên tố trên là kim loại, phi kim hay khí hiếm?

Câu trả lời:

Bài tập 4.7. Đáp án: B

Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng theo ô orbital của nguyên tử nguyên tố M 

↑↓

M có 2 electron độc thân.

Bài tập 4.8. Đáp án: C

Cấu hình electron của Q là 1s22s22p63s23p2.

Electron cuối cùng của nguyên tử nguyên tố Q điền vào lớp M (n = 3), phân lớp p

Bài tập 4.9. Đáp án: B

Các electron được điền vào các lớp và phân lớp theo mức năng lượng như sau:

1s22s22p63s23p64s23d6

Sắp xếp lại: 1s22s22p63s23p63d64s2

Bài tập 4.10. Đáp án C

Electron được điền vào các lớp và phân lớp theo mức năng lượng như sau:

1s22s22p63s23p64s23d2

Sắp xếp lại: 1s22s22p63s23p63d24s2

⇒Tổng số electron của nguyên tử nguyên tố X là 22

Bài tập 4.11. Đáp án D

Cấu hình electron nguyên tử

Cấu hình electron ion tương ứng

Na (Z = 11): 1s22s22p63s1

Na+: 1s22s22p6

Al (Z = 13): 1s22s22p63s23p1

Al3+: 1s22s22p6

Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5

Cl-: 1s22s22p63s23p6

Fe (Z = 26): 1s22s22p63s23p63d64s2

Fe2+: 1s22s22p63s23p63d6

Vậy ion Fe2+ không có cấu hình giống khí hiếm (8 electron lớp ngoài cùng)

Bài tập 4.12. Đáp án  A

Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p1

⇒ Số electron của X = số proton = 13

Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p63s23p3

⇒ Số electron của Y = số proton = 15

Bài tập 4.13.

Z = 7:

Z = 14:

Giải thích: Cấu hình electron được viết tuân theo nguyên lí vững bền, nguyên lí Pauli và phần 2p3, 3p2 tuân theo quy tắc Hund.

Z = 21 (1s22s22p63s23p63d14s2): 

nguyên tử có 3 electron hóa trị, dễ nhường electron, là kim loại.

Bài tập 4.14.

Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố

Z = 9 (1s22s22p5) ⇒ lớp ngoài cùng có 7e ⇒ phi kim.

Z = 16 ([Ne]3s22p4) ⇒ lớp ngoài cùng có 6e ⇒ phi kim.

Z = 18 (1s22s22p63s23p6) ⇒ lớp ngoài cùng có 8e ⇒ khí hiếm.

Z = 20 ([Ar]4s2) ⇒ lớp ngoài cùng có 2e ⇒ kim loại.

Z = 29 ([Ar]3d104s1) ⇒ lớp ngoài cùng có 1e ⇒ kim loại.

Xem thêm các môn học

Giải SBT hóa học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com