Nguyên tử nguyên tố X có tổng số proton, neutron, electron là 18. Hãy xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn và giải thích.

VẬN DỤNG

Bài tập 5.15. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số proton, neutron, electron là 18. Hãy xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn và giải thích.

Bài tập 5.16. Hợp chất ion XY được sử dụng để bảo quản mẫu tế bào trong việc nghiên cứu dược phẩm và hóa sinh vì ion Y ngăn cản sự thủy phân glycogen. Trong phân tử XY, số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Hãy xác định vị trí của X, T trong bảng tuần hoàn.

Bài tập 5.17. Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định kí hiệu và vị trí của R trong bảng tuần hoàn. 

Bài tập 5.18. A, B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn và Z+ ZB = 32. Hãy xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn.

Câu trả lời:

Bài tập 5.15. 

Ta có: p + e + n = 18 hay 2p + n = 18

⇒ p < 9 ⇒ X thuộc chu kì 2.

Với p ≤ n = 18 – 2p ≤ 1,33p nên 5,4 ≤ p ≤ 6 ⇒ p = 6

X là C (carbon)

Cấu hình electron của C là:  $1s^{2}2s^{2}2p^{2}$

Nguyên tố C có số thứ tự 6 nằm ở chu kì 2, nhóm IVA trong bảng tuần hoàn.

Bài tập 5.16. 

Số electron trong cation = Số electron trong anion = $\frac{20}{2}$ = 10

Có 3 trường hợp, Al$^{3+}$ và N$^{3-}$; Mg$^{2+}$ và O$^{2-}$; Na$^{+}$ và F$^{-}$

N$^{3-}$ và O$^{2-}$ không thỏa mãn mức oxi hóa duy nhất (ví dụ N$^{+2}$ trong NO hay O$^{2+}$ trong F2O)

Vậy, X là Na ở ô số 11, chu kì 3, nhóm IA và Y là F ở ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn.

Bài tập 5.17. 

Hạt mang điện là p và e; hạt không mang điện là n

Tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34, ta có: p + e + n = 34

Do số p = số e nên 2p + n = 34 (1)

Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 nên ta có:

p + e – n = 10 hay 2p – n = 10 (2)

Giải hệ (1) và (2) ⇒ p = 11 và n = 12.

⇒ R là 11Na

Cấu hình electron Na (Z = 11) là: 1s22s22p63s1

Vị trí trong bảng tuần hoàn của R: ô số 11, chu kì 3, nhóm IA.

Bài tập 5.18. 

Cùng nhóm A và ở hai chu kì kế tiếp với tổng Z = 32 thì số proton của hai nguyên tử chênh nhau 8 đơn vị. Tức là p + p + 8 = 32 ⇒ p = 12

Vị trí trong bảng tuần hoàn của A, B: ô số 12 và 20, chu kì 3 và 4, cùng nhóm IIA.

Xem thêm các môn học

Giải SBT hóa học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com