Nguyên tử X có Z = 15. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X thuộc chu kì A. 4. B.2. C. 5. D.3.

NHẬN BIẾT

Bài tập 9.1. Nguyên tử X có Z = 15. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X thuộc chu kì

A. 4.       B.2.           C. 5.        D.3. 

Bài tập 9.2. Nguyên tố X thuộc nhóm IA, còn nguyên tố Z thuộc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố X, Z lần lượt là

A. ns1 và ns2np5.         B. ns1 và ns2np7.   C. ns1 và ns2np3          D. ns2 và ns2np5

Bài tập 9.3. Cho các nguyên tố sau: 11Na, 13Al và 17Cl. Các giá trị bán kính nguyên tử (pm) tương ứng trong trường hợp nào sau đây là đúng?

A. Na (157); Al (125); Cl (99).    B. Na (99); Al (125); Cl (157).

C. Na (157); Al (99); Cl (125).    D. Na (125); Al (157); Cl (99). 

Bài tập 9.4. Cho các nguyên tố sau: 14Si, 15P và 16S. Các giá trị độ âm điện tương ứng trong trường hợp nào sau đây là đúng?

A. 14Si (2,19); 15P (1,90); 16S (2,58).

B. 14Si (2,58); 15P (2,19); 16S (1,90).

C. 14Si (1,90); 15P (2,19); 16S (2,58).

D. 14Si (1,90); 15P (2,58); 16S (2,19). 

Bài tập 9.5. Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tăng dần tính acid?

A. NaOH; Al(OH)3; Mg(OH)2; H2SiO3.

B. H2SiO3; Al(OH)3; H3PO4; H2SO4.

C. Al(OH)3; H2SiO3; H2PO4; H2SO4.

D. H2SiO3; Al(OH)3; Mg(OH)2; H2SO4

Bài tập 9.6. Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tăng dần tính base?

A. K2O; Al2O3; MgO; CaO.

B. Al2O3; MgO; CaO; K2O.

C. MgO; CaO; Al2O3; K2O.

D. CaO; Al2O3; K2O; MgO.

Câu trả lời:

Bài tập 9.1. Đáp án: D

Cấu hình electron nguyên tử của X là 1s22s22p63s23p3

Do X có 3 lớp electron ⇒ Thuộc chu kì 3.

Bài tập 9.2.Đáp án: A

Nguyên tố X thuộc nhóm IA ⇒ Cấu hình electron hóa trị là ns1.

Nguyên tố Z thuộc nhóm VIIA ⇒ Cấu hình electron hóa trị là ns2np5

Bài tập 9.3. Đáp án: A

Các nguyên tố 11Na, 13Al và 17Cl cùng thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.

Do trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm do lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng.

⇒ Thứ tự giá trị bán kính tương ứng là: Na (157); Al (125); Cl (99).

Bài tập 9.4. Đáp án: C

14Si, 15P và 16S đều thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng do lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng.

⇒ Giá trị độ âm điện tương ứng là: 14Si (1,90); 15P (2,19); 16S (2,58)

Bài tập 9.5. Đáp án: C

  • Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống, tính base của các oxide và hydroxide tương ứng tăng dần, đồng thời tính acid của chúng giảm dần.
  • Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.

Do các nguyên tố trung tâm đều thuộc chu kì 3. ⇒ Cách sắp xếp đúng theo chiều tính acid tăng là: Al(OH)3; H2SiO3; H3PO4; H2SO4.

Bài tập 9.6. Đáp án đúng là: B

  • Trong một chu kì: theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide
  • tương ứng giảm dần.
  • Trong một nhóm: theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide
  • tương ứng tăng dần.

12Mg, 13Al cùng thuộc chu kì 3 →Tính base: MgO > Al2O3 (1)

19K, 20Ca cùng thuộc chu kì 4 → Tính base: K2O > CaO (2)

12Mg, 20Ca cùng thuộc nhóm IIA → Tính base: CaO > MgO (3)

Từ (1), (2) và (3) ⇒ Thứ tự tính base tăng dần là: Al2O3 < MgO < CaO < K2O

Xem thêm các môn học

Giải SBT hóa học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com