Nhân vật người anh trong câu chuyện để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc. Người anh vừa đáng thương, cũng thật đáng trách.
Đáng thương bởi lẽ người anh trai của Kiều Phương đang độ tuổi hồn nhiên, lại rất yêu quý em gái. Dẫu cho có khó chịu, ghen tị với em gái mình đi chăng nữa thì đó cũng là những xúc cảm rất bình thường của những đứa trẻ. Từ cái khoảnh khắc ấy, người anh trai "luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài", ngồi bên bàn học, chú bé ấy "chỉ muốn gục xuống khóc". Tâm trạng đó rất thực, rất người, nhất là đối với một bé trai đang tuổi nổi loạn. Anh ta tự nhận mình bất tài chứ không còn là sự đố kỵ tài năng của em gái nữa. Người anh buồn vì điều đó, cảm thấy cô đơn vì bị bố mẹ hầu như chỉ săn sóc, yêu quý con gái nhiều hơn, nhất là khi thấy bố mẹ "hào hứng mua sắm cho em gái những thứ cần cho công việc vẽ". Và sau cùng, người anh cũng kịp nhận ra sai lầm của bản thân, kịp nhận ra sự những ích kỉ và ghen tị ấy rất đáng chê trách. Có lẽ cảm xúc đó của người anh một phần do bố mẹ thiếu sự tinh tế trong cách thể hiện tình yêu thương với các con và đằng sau sự ghen tị ấy, người anh vẫn luôn thương yêu em gái mình, cũng thầm công nhận tài năng của em
Đáng trách bởi lẽ dù gì nhân vật cũng là một người anh trai. Một người anh nên ủng hộ và thấy mừng cho tài năng của em gái, nên động viên em trong từng nét vẽ. Nhưng giây phút nào đó sự ích kỉ đã chiếm lấy tình yêu thương, có thể ghen tị và buồn bã nhưng cũng không nên bộc phát nó bằng những lời nói và hành động thờ ơ, lạnh nhạt với em gái mình, cũng không nên ghét bỏ. Nếu tinh tế hơn, người anh đã không phải thấy hối hận về những hành động của mình