Câu 1. Những chi tiết nào trong các thông tin trên cho thấy hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- Hiến pháp là nguồn, là nền tảng cho việc ban hành các văn bản pháp luật khác thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam. Các quy định của Hiến Pháp mang tính tuyên ngôn, cương lĩnh, điều chỉnh chung. Dựa trên nền tảng đó, các luật, pháp lệnh, nghị định và các văn bản dưới luật khác cụ thể hoá, chi tiết hoá để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Câu 2. Theo em, vì sao nói hiến pháp Việt Nam có hiệu lực pháp lí lâu dài và tương đối ổn định? Hiến pháp được bổ sung, thay đổi khi nào?
- Nội dung của Hiến pháp quy định về những nội dung cơ bản, quan trọng của đất nước như hình thức chỉnh thể, chủ quyền, lãnh thổ, chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ của công dân…Vì vậy nội dung của Hiến pháp ít được sửa chữa và thay đổi.
- Hiến pháp được bổ sung, thay đổi vào năm 1946, hiến pháp năm 1959, hiến pháp năm 1980, hiến pháp năm 1992.
Câu 3. Dựa vào sơ đồ và thông tin trên, em hãy cho biết quy trình làm, sửa đổi hiến pháp Việt Nam có gì đặc biệt?
- Quy trình làm, sửa đổi hiến pháp Việt Nam đặc biệt là phải trải qua 8 bước và 5 quy định mới có thể làm và sửa đổi