Câu 1.
D. Kể chuyện về nhà hàng bán cá
Câu 2.
A. Để quảng cáo hàng
Câu 3.
B. Địa điểm, mặt hàng, chất lượng hàng
Câu 4.
A. Tại nơi này có bán cá tươi
Câu 5.
C. Ở đây không bán loại cá chết, cá ươn
Câu 6.
Truyện mang yếu tố gây cười cho người đọc: Người bán hàng không có chính kiến cứ mỗi lần có người góp ý là đổi tên biển liền, cuối cùng là cất luôn không treo.
Truyện xây dựng, tạo nên những yếu tố gây cười: Tên của của cửa hàng mỗi lúc một rút ngắn mang những nghĩa khác nhau khiến người đọc phải bật cười vì sự ngu ngốc, thiếu chính kiến của anh bán cá.
Truyện áp dụng các phương pháp gây cười một cách linh hoạt, sử dụng nhiều yếu tố bất ngờ và phóng đại. Nhờ đó câu chuyện sẽ càng tăng thêm tính hài hước.
Câu 7.
Bởi mục đích ban đầu của người bán hàng là muốn quảng cáo cho mọi người biết rằng cửa hàng anh ta bán cá tươi. Mỗi lần anh ta rút đi một chữ, nghĩa của tên liền thay đổi. Lần 1 bỏ chữ tươi, người khác có thể hiểu cửa hàng có thể bán cả các ươn, cá chết. Lần 2 bỏ chữ ở đây, khiến người khác nghĩ rằng có thể là các quán xung quanh bán cá treo biển ở đó. Lần 3 bỏ từ có bán đi để lại một chữ cá, người đi được không rõ anh ta là bán cá hay cá độ, hay bán đồ ăn cho cá...
Câu 8.
Truyện Treo biển có ý nghĩa là phê phán nhẹ nhàng những người không có chủ kiến trong cuộc sống, trong công việc.
Câu 9.
Chi tiết làm em buồn cười nhất là chi tiết cửa hàng bán cá mà khi treo biển lại không tự mình hiểu được nội dung, ý nghĩa của tấm biển, lại bị động nghe theo góp ý của người khác mà không suy xét kỹ lưỡng. Cửa hàng đã nhắm mắt làm theo từng ý kiến rồi cuối cùng là cất tấm biển đi không treo nữa.