Phân phối chương trình mĩ thuật 5 chân trời sáng tạo bản 1

Dưới đây là mẫu phân phối chương trình học mĩ thuật 5 chân trời sáng tạo bản 1 mới. Nội dung các bài học được phân phối hợp lí, nội dung chi tiết từng bài cho 35 tuần học. Thầy, cô kéo xuống để tham khảo. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp thầy cô dễ dàng chuẩn bị bài soạn và giảng dạy cho chương trình học mới này.

PHÒNG GD & ĐT……………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

 

…………………..ngày……….tháng……….năm 2024

 

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH - MÔN MĨ THUẬT 5 BẢN 1

BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

35 tiết học:

  • 10 bài Mĩ thuật tạo hình: 2 tiết x 10 bài = 20 tiết
  • 7 bài Mĩ thuật ứng dụng: 2 tiết x 7 bài = 14 tiết
  • 1 bài Tổng kết năm học: 1 tiết

Tuần

Tên bài học

Số tiết

Nội dung

Yêu cầu cần đạt về chuyên môn 

(Chỉ số hành vi của từng thành tố năng lực mĩ thuật)

Yêu cầu cần đạt

Tư liệu/ Ngữ liệu/ Hình ảnh

CHỦ ĐỀ: NGÔI TRƯỜNG THÂN YÊU

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ

Nêu được sự khác biệt về bề mặt của phù điêu với tranh vẽ.

2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ

Tạo được sản phẩm mĩ thuật 2D, 3D về đề tài nhà trường.

3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ

- Phân biệt được một số hình thức tạo sản phẩm mĩ thuật trong thực hành sáng tạo.

- Chia sẻ được tình cảm với thầy cô, bạn bè, trường, lớp.

1 – 2

(2 tiết)

Bài 1:

Quang cảnh trường em

2

- Thực hành: Vẽ tranh đề tài.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và tác phẩm mĩ thuật.

- Thể loại: Mĩ thuật tạo hình.

- Chủ đề: Nhà trường.

Nhận biết được: 

yếu tố tạo hình để mô phỏng đối tượng thẩm mĩ.

- Trình bày được cách kết hợp màu sắc với cảnh vật thể hiện không gian, sự vui tươi, nhộn nhịp trong tranh.

- Vẽ được bức tranh thể hiện một góc cảnh ở trường với các hoạt động của HS.

- Chỉ ra được nét, hình, màu thể hiện không khí vui tươi trong bài vẽ.

- Chia sẻ được giá trị và ý nghĩa của quang cảnh trường học xanh tươi, sạch đẹp và những cảm xúc của HS với bạn bè, thầy cô, trường lớp.

Ảnh chụp góc cảnh ở trường.

3 – 4

(2 tiết)

Bài 2:

Bạn cùng học của em

2

- Thực hành: Tạo hình nổi trên mặt phẳng (phù điêu).

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và tác phẩm mĩ thuật.

- Thể loại: Mĩ thuật tạo hình – Điêu khắc.

- Chủ đề: Nhà trường.

Nhận biết được: 

nét đặc trưng của phù điêu.

- Nêu được cách tạo các lớp hình khối của cảnh vật trên mặt phẳng bằng đất nặn.

- Tạo được hình khối nổi bằng đất nặn diễn tả hoạt động của HS ở trường, lớp trên mặt phẳng.

- Chỉ ra được các dạng hình khối tạo cảnh vật và không gian trong sản phẩm và tác phẩm phù điêu.

- Chia sẻ được nét đẹp và ý nghĩa của tình bạn trong học tập ở trường.

Tác phẩm phù điêu của họa sĩ.

CHỦ ĐỀ: NGÔI TRƯỜNG HẠNH PHÚC

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ

Nêu được cách phối hợp các vật liệu khác nhau để tạo sản phẩm mĩ thuật.

2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ

Tạo được sản phẩm mĩ thuật 2D, 3D về đề tài thiên nhiên.

3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ

- Chỉ ra được sự khác nhau giữa tranh vẽ, tranh in, tượng và phù điêu qua sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được vẻ đẹp và vai trò của thiên nhiên trong nghệ thuật và trong cuộc sống.

5 – 6 

(2 tiết)

Bài 1:

Thiên nhiên trong tranh in

2

- Thực hành: In tranh.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và tác phẩm mĩ thuật.

- Thể loại: Mĩ thuật ứng dụng – Tranh in.

- Chủ đề: Thiên nhiên.

Nhận biết được: 

vật liệu tự nhiên, vật liệu tái sử dụng và chất cảm trong tranh in.

- Nêu được cách tạo khuôn và in tranh bằng giấy bìa.

- Tạo được bức tranh in thể hiện cảnh vật thiên nhiên bằng đậm nhạt.

- Chỉ ra được không gian, sắc độ đậm nhạt và chất cảm trên bề mặt của sản phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được vẻ đẹp tạo hình và giá trị của nghệ thuật tranh in trong cuộc sống.

Tác phẩm tranh in của họa sĩ.

7 – 8

(2 tiết)

Bài 2:

Những sắc màu thiên nhiên

2

- Thực hành: Vẽ tranh thể hiện hòa sắc của thiên nhiên.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và tác phẩm mĩ thuật.

- Thể loại: Mĩ thuật tạo hình – Hội họa.

- Chủ đề: Thiên nhiên.

Nhận biết được: 

cách phối hợp hình, màu.

 

- Nêu được cách sử dụng hòa sắc nóng hoặc lạnh trong tranh vẽ.

- Tạo được bức tranh thể hiện thời gian, thời tiết của thiên nhiên.

- Chỉ ra được màu sắc tạo nét đặc trưng của thiên nhiên trong bài vẽ.

- Chia sẻ được ý nghĩa và giá trị của thiên nhiên trong cuộc sống và trong tác phẩm mĩ thuật.

Tranh vẽ về thiên nhiên của họa sĩ.

9 – 10

(2 tiết)

Bài 3:

Động vật hoang dã ở châu Phi

2

- Thực hành: Vẽ, cắt và đắp nổi để trang trí hình con vật.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và hình ảnh động vật hoang dã.

- Thể loại: Mĩ thuật ứng dụng – Thủ công.

- Chủ đề: Thiên nhiên.

Nhận biết được: 

vật liệu tự nhiên, vật liệu nhân tạo, vật liệu tái sử dụng.

- Nêu được cách vẽ, cắt, đắp nổi và trang trí hình động vật từ các vật liệu khác nhau.

- Tạo được bức phù điêu về động vật hoang dã ở châu Phi.

- Chỉ ra được độ cao, thấp của hình khối trong sản phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ dược trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn động vật hoang dã.

Phù điêu về động vật.

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH VÀ ĐỒ VẬT THÂN QUEN

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ

Nêu được một số cách tạo sản phẩm mĩ thuật hội họa, đồ họa, điêu khắc.

2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ

Tạo được sản phẩm mĩ thuật 2D, 3D về đề tài gia đình.

3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ

- Chỉ ra được yếu tố, nguyên lí tạo hình được sử dụng trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật 2D và 3D.

- Chia sẻ được nét đẹp và tình cảm, tình yêu thương trong mỗi gia đình.

11 – 12

(2 tiết)

Bài 1:

Đồ gốm, sứ trong gia đình

2

- Thực hành: Nặn đồ vật dùng trang trí trong gia đình.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và sản phẩm gốm, sứ.

- Thể loại: Mĩ thuật ứng dụng – Thủ công.

- Chủ đề: Gia đình.

Nhận biết được: 

đặc điểm của sản phẩm thủ công mĩ nghệ.

- Chỉ ra được cách tạo hình, trang trí đồ vật theo hình thức sản phẩm gốm, sứ.

- Tạo và trang trí được mô hình đồ gốm sứ trong gia đình bằng đất nặn.

- Chỉ ra được đặc điểm của sản phẩm thủ công mĩ nghệ qua các đồ vật bằng gốm, sứ.

- Chia sẻ được nét đẹp và giá trị của làng nghề thủ công truyền thống trong cuộc sống.

Sản phẩm gốm sứ.

13 – 14

(2 tiết)

 

Bài 2:

Họa tiết trang trí từ hình cắt giấy

2

- Thực hành: Cắt dán tạo họa tiết trang trí.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS.

- Thể loại: Mĩ thuật ứng dụng – Trang trí.

- Chủ đề: Gia đình.

Nhận biết được: 

cân bằng, tương phản, lặp lại.

- Nêu được cách tạo họa tiết trang trí có tính cân bằng, tương phản, lặp lại.

- Tạo được họa tiết trang trí bằng cách cắt dán giấy.

- Chỉ ra được các nguyên lí trang trí có tính cân bằng, tương phản, lặp lại trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được nét đẹp và giá trị thẩm mĩ của hình trang trí có tính cân bằng, tương phản, lặp lại trong cuộc sống,

Sản phẩm họa tiết trang trí từ hình cắt giấy.

15 – 16

(2 tiết)

Bài 3:

Ngày Tết trong gia đình

2

- Thực hành: Vẽ tranh theo đề tài.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và tác phẩm mĩ thuật.

- Thể loại: Mĩ thuật tạo hình – Hội họa.

- Chủ đề: Gia đình.

Nhận biết được: 

yếu tố chính phụ.

- Nêu được cách kết hợp các hình, màu đặc trưng để thể hiện đề tài trong tranh.

- Tạo được bức tranh thể hiện hoạt động của ngày Tết trong gia đình.

- Chỉ ra được hình chính, phụ trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được nét đẹp văn hóa truyền thống của gia đình trong cuộc sống.

Tranh ảnh về ngày Tết.

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ

Nêu được cách sử dụng một số yếu tố tạo hình để mô phỏng đối tượng thẩm mĩ.

2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ

Tạo được sản phẩm mĩ thuật 2D về vẻ đẹp cảnh vật trên thế giới.

3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ

- Chỉ ra được yếu tố tạo hình trong mỗi sản phẩm mĩ thuật.

- Tôn trọng các kì quan, sản phẩm văn hóa của các nước trên thế giới; thể hiện được tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

17 – 18

(2 tiết)

Bài 1:

Kì quan thế giới

2

- Thực hành: Vẽ tranh qua ảnh bằng nét.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và ảnh chụp.

- Thể loại: Mĩ thuật tạo hình – Hội họa.

- Chủ đề: Thế giới.

Nhận biết được: 

cách sử dụng một số yếu tố tạo hình để mô phỏng đối tượng thẩm mĩ.

- Trình bày được cách mô phỏng công trình kiến trúc theo ảnh.

- Vẽ được một công trình kiến trúc tiêu biểu trên thế giới bằng nét.

- Chỉ ra được nét tạo hình và đậm nhạt trong sản phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được vẻ đẹp tạo hình và ý nghĩa văn hóa của công trình kiến trúc thể hiện trong sản phẩm mĩ thuật.

Tranh ảnh các công trình kiến trúc tiêu biểu trên thế giới.

19 – 20

(2 tiết)

Bài 2:

Thiếu nhi thế giới với hòa bình

2

- Thực hành: Vẽ tranh theo đề tài.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và tác phẩm mĩ thuật.

- Thể loại: Mĩ thuật tạo hình – Hội họa.

- Chủ đề: Thế giới.

Nhận biết được: 

yếu tố chính, phụ.

- Nêu được cách kết hợp các nhóm nhân vật để thể hiện đề tài trong tranh.

- Tạo được bức tranh về đề tài hoạt động giao lưu của thiếu nhi thế giới.

- Chỉ ra được nhóm chính, nhóm phụ trong sản phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được nét đẹp và ý nghĩa của hoạt động giao lưu của thiếu nhi thế giới.

Tranh ảnh về các hoạt động giao lưu của thiếu nhi thế giới.

21 – 22

(2 tiết)

Bài 3:

Linh vật thể thao

2

- Thực hành: Vẽ mô phỏng.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và ảnh chụp.

- Thể loại: Mĩ thuật ứng dụng – Trang trí.

- Chủ đề: Thế giới.

Nhận biết được: 

đối tượng thể hiện, mục đích sáng tạo.

- Nêu được cách mô phỏng hình ảnh đặc trưng với màu sắc ấn tượng.

- Vẽ mô phỏng được hình linh vật thể thao yêu thích.

- Chỉ ra được nét, màu tạo điểm đặc trưng của hình mẫu linh vật.

- Chia sẻ được cảm nhận về nét đẹp và vai trò của hình linh vật trong các kì đại hội thể thao.

Hình linh vật các đại hội thể thao.

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG QUANH EM

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ

Nêu được cách thể hiện yếu tố chính, phụ trong tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật.

2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ

Tạo được sản phẩm mĩ thuật 2D, 3D diễn tả cuộc sống quanh em.

3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ

- Chỉ ra được yếu tố, nguyên lí tạo nên hình ảnh chính, phụ và không gian trong tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được nét đẹp văn hóa trong cuộc sống và trong nghệ thuật.

23 – 24

(2 tiết)

Bài 1:

Mùa thu hoạch

2

- Thực hành: Vẽ tranh theo đề tài.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và ảnh chụp.

- Thể loại: Mĩ thuật tạo hình – Hội họa.

- Chủ đề: Xã hội.

Nhận biết được: yếu tố thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và thực tiễn.

- Nêu được cách sử dụng tư liệu hình ảnh để vẽ tranh theo đề tài.

- Tạo được bức tranh thể hiện đề tài mùa thu hoạch trong cuộc sống.

- Chỉ ra được hình, màu thể hiện hoạt động trong bài vẽ và tác phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được vẻ đẹp và ý nghĩa của ngày mùa trong cuộc sống.

Tranh ảnh về các công việc của mùa thu hoạch.

25 – 26

(2 tiết)

Bài 2: Sáng tác truyện tranh

2

- Thực hành: Vẽ truyện tranh.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và tác phẩm truyện tranh.

- Thể loại: Mĩ thuật tạo hình – Hội họa.

- Chủ đề: Xã hội.

Nhận biết được: 

yếu tố và nguyên lí mĩ thuật.

- Nêu được cách tạo và sử dụng hình vẽ nhân vật trong các phân cảnh để sáng tác truyện tranh.

- Tạo được truyện tranh có hình một nhân vật chính trong các phân cảnh.

- Chỉ ra được yếu tố chính, phụ và lặp lại trong sản phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được nét đẹp và giá trị của truyện tranh trong học tập và trong cuộc sống.

Truyện tranh.

27 – 28

(2 tiết)

Bài 3:

Vẻ đẹp của mặt trước ngôi nhà

2

- Thực hành: Cắt, ghép, dán giấy bài tạo hình phù điêu.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và hình ảnh thực tế.

- Thể loại: Mĩ thuật tạo hình – Phù điêu.

- Chủ đề: Quê hương.

Nhận biết được: 

yếu tố, nguyên lí mĩ thuật.

- Nêu được cách tạo hình và trang trí phù điêu bằng vật liệu đã qua sử dụng.

- Tạo được hình mặt trước ngôi nhà bằng cách cắt, ghép, dán giấy bìa.

- Chỉ ra được các hình khối lồi, lõm và cách trang trí trong sản phẩm.

- Chia sẻ được ý nghĩa của việc bảo tồn, giữ gìn nét đẹp của di sản quê hương.

Hình ảnh mặt trước các ngôi nhà.

CHỦ ĐỀ: NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

1. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ

Nêu được cách tạo sản phẩm mĩ thuật thể hiện hình ảnh về di sản của quê hương.

2. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ

Tạo được sản phẩm mĩ thuật 2D, 3D thể hiện nét đẹp của di sản quê hương.

3. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ

- Chỉ ra được yếu tố thẩm mĩ trong sản phẩm mĩ thuật thể hiện nét đẹp của di sản quê hương.

- Chia sẻ được giá trị văn hóa, nghệ thuật của di sản và có ý thức bảo tồn, phát huy di sản của quê hương, đất nước.

29 – 30

(2 tiết)

Bài 1:

Lễ hội truyền thống

2

- Thực hành: Vẽ tranh theo đề tài.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và tác phẩm mĩ thuật.

- Thể loại: Mĩ thuật tạo hình – Hội họa.

- Chủ đề: Quê hương.

Nhận biết được: 

yếu tố và dấu hiệu của nguyên lí.

- Nêu được cách kết hợp các hình, màu đặc trưng để thể hiện đề tài trong tranh.

- Tạo được bức tranh thể hiện hình ảnh của lễ hội trên quê hương.

- Chỉ ra được các yếu tố và nguyên lí, tỉ lệ, lặp lại, nhấn mạnh trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được nét đẹp và vai trò của lễ hội truyền thống trong cuộc sống.

Tranh ảnh về các  lễ hội truyền thống.

31 – 32

(2 tiết)

Bài 2:

Đồ chơi dân gian

2

- Thực hành: Thủ công – cắt dán giấy tạo hình nhân vật.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và hình ảnh mẫu.

- Thể loại: Mĩ thuật ứng dụng – Thủ công.

- Chủ đề: Quê hương.

Nhận biết được: 

đặc điểm của sản phẩm thủ công.

- Nêu được cách tạo hình rối đơn giản theo hình mẫu của đồ chơi dân gian.

- Tạo được hình nhân vật múa gậy trông trăng bằng giấy bìa màu.

- Chỉ ra được nguyên lí cân bằng và cách thức tạo sự chuyển động trong sản phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được nét đẹp văn hóa và cách ứng dụng đồ chơi dân gian trong học tập và vui chơi.

Đồ chơi dân gian tiến sĩ giấy và hai ông đánh gậy.

33 – 34

(2 tiết)

Bài 3:

Mô hình nhạc cụ dân tộc

2

- Thực hành: Thủ công – tạo hình từ vật liệu đã qua sử dụng.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS và ảnh nhạc cụ.

- Thể loại: Mĩ thuật ứng dụng – Trang trí.

- Chủ đề: Đồ chơi; đồ dùng học tập.

Nhận biết được: cách phối hợp các vật liệu tạo sản phẩm.

- Trình bày được cách kết hợp các vật liệu đã qua sử dụng tạo sản phẩm mĩ thuật.

- Tạo được mô hình nhạc cụ dân tộc từ các vật liệu đã qua sử dụng.

- Chỉ ra được các dạng hình, khối và sự cân bằng, tương phản trong sản phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được giá trị của nhạc cụ dân tộc và ý thức, trách nhiệm của HS với vật liệu đã qua sử dụng.

Tranh ảnh về nhạc cụ dân tộc.

35

(1 tiết)

Bài tổng kết:

Giới thiệu các bài học trong SGK Mĩ thuật 5

1

- Thực hành: Tạo bài trình chiếu PowerPoint.

- Thảo luận: Sản phẩm của HS.

- Thể loại: Ứng dụng thiết bị công nghệ.

- Chủ đề: Tổng kết.

Ứng dụng được kiến thức, kĩ năng CNTT phù hợp trong thực hành sáng tạo.

- Nêu được cách sử dụng phần mềm PowerPoint tạo bài trình chiếu giới thiệu sản phẩm mĩ thuật.

- Tạo được bài trình chiếu các sản phẩm mĩ thuật tiêu biểu của năm học.  

- Chỉ ra được các hình thức mĩ thuật đã học qua bài trình chiếu.

- Chia sẻ được vai trò và ý nghĩa của thiết bị công nghệ trong thực hành sáng tạo hoặc lưu giữ sản phẩm mĩ thuật.

Hình ảnh các sản phẩm mĩ thuật.

 

Tìm kiếm google: PPCT mĩ thuật 5 chân trời sáng tạo bản 1, Phân phối chương trình mĩ thuật 5 chân trời sáng tạo bản 1, kế hoạch dạy học mĩ thuật 5 chân trời sáng tạo bản 1

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net