Phản ứng phân huỷ ethyl iodide trong pha khis xảy ra như sau: C2H5I → C2H4 + HI

VẬN DỤNG

Bài tập 20.9. Phản ứng phân huỷ ethyl iodide trong pha khis xảy ra như sau:

C2H5I → C2H4 + HI

Ở 127°C, hằng số tốc độ của phản ứng là 1,60 10−7s−1; ở 227°C là 4,25.10−4s−1

a) Hãy tính hệ số nhiệt độ của phản ứng trên

b) Tính hằng số tốc độ của phản ứng ở 167°C.

Bài tập 20.10. Ở vùng đồng bằng (độ cao gần mực nước biển), nước sôi ở 100°C. Trên đỉnh núi Fansipan (cao 3 200 m so với mực nước biển), nước sôi ở 90°C. Khi luộc chín một miếng thịt trong nước sôi, ở vùng đồng bằng mất 3,2 phút, trong khi đó trên đỉnh Fansipan mất 3,8 phút. 

a) Tính hệ số nhiệt độ của phản ứng làm chín miếng thịt trên.

b) Nếu luộc miếng thịt trên đỉnh núi cao hơn, tại đó nước sôi ở 80°C thì mất bao lâu để luộc chín miếng thịt?

Bài tập 20.11. Chất độc màu da cam dioxin gây tác hại vô cùng nghiêm trọng đối với môi trường và sức khoẻ con người. Nó phân huỷ vô cùng chậm trong đất. Nghiên cứu cho thấy phải mất tám năm để lượng dioxin trong đất giảm đi một nửa. Nếu một mảnh đất có chứa 0,128 mg dioxin thì sau bao lâu lượng dioxin còn lại là 10−6 g dioxin. 

Bài tập 20.12. Phản ứng phân huỷ một loại hoạt chất kháng sinh có hệ số nhiệt độ là 2,5. Ở 27°C, sau 10 giờ thì lượng hoạt chất giảm đi một nửa.

a) Khi đưa vào cơ thể người (37°C) thì lượng hoạt chất giảm đi một nửa sau bao lâu?

b) Sau bao lâu thì hoạt chất kháng sinh này trong cơ thể người còn lại 12,5% so với ban đầu?

Câu trả lời:

Bài tập 20.9. 

a) Hằng số tốc độ tỉ lệ thuận với tốc độ phản ứng.

Gọi hệ số nhiệt độ là $\gamma$, ta có: $\gamma^{\frac{227 - 127}{10}} = \frac{4,25.10^{-4}}{1,6.10^{-7}}$

⇒ $\gamma^{10}$ = 2 656,25  ⇒ $\gamma$ = 2,2.

b) Gọi hằng số tốc độ ở 167°C là k. Ta có:  $\gamma^{\frac{167 - 127}{10}} = \frac{k}{1,6.10^{-7}}$

Thay $\gamma$ = 2,2 ⇒  k = 3,75.$10^{-6}$

Bài tập 20.10.

a) Tốc độ phản ứng tỉ lệ nghịch với thời gian.

Gọi hệ số nhiệt độ là $\gamma$, ta có: $\gamma = \frac{3,8}{3,2}$ = 1,1875

b) Nếu luộc miếng thịt ở 80°C, thời gian cần là: 3,8.1,1875 = 4,5 (min).

Bài tập 20.11. 

Từ 0,128.$10^{-3}$g dioxin phân huỷ còn lại $10^{-6}$ g tức là đã giảm: $\frac{0,128.10^{-3}}{10^{-6}}$= 128 = $2^{7}$ (lần).

Vậy thời gian cần thiết để $0,128.10^{-3}$ g dioxin phân huỷ còn lại $10^{-6}$g là: 8.7 = 56 (năm). 

Bài tập 20.12.

a) Tốc độ phản ứng tỉ lệ nghịch với thời gian.

Vậy khi nhiệt độ tăng lên 10°C (từ 27°C lên 37°C), thời gian để lượng hoạt 10 chất giảm đi một nửa là: 10 : 2,5 = 4 (h). 

b) Khi chất kháng sinh này chỉ còn 12,5% so với ban đầu, tức là lượng đã giảm 100 : 12,5 = 8 = 23 (lần) so với ban đầu.

Thời gian cần để lượng chất kháng sinh giảm đi 8 lần là: 4.3 = 12 (h).

Xem thêm các môn học

Giải SBT hóa học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com