Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 4 cánh diều bài 12: Làm chong chóng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Làm chong chóng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 12: LÀM CHONG CHÓNG

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Chong chóng là gì?

  1. Chong chóng là đồ chơi dân gian được làm từ bột gạo.
  2. Chong chóng là đồ chơi thông minh do các nhà nghiên cứu phát minh.
  3. Chong chóng là đồ chơi có nguồn gốc từ phương Tây.
  4. Chong chóng là đồ chơi dân gian và có tác dụng trang trí.

Câu 2: Vật liệu tạo ra chong chóng là gì?

  1. Giấy màu thủ công.
  2. Giấy bìa màu.
  3. Bột gạo.
  4. Đáp án A, B đúng.

Câu 3: Dụng cụ để làm chong chóng là gì?

  1. Bút chì, bút màu.
  2. Băng dính giấy, hồ dán.
  3. Thước kẻ, kéo, compa, ống hút giấy que tre.
  4. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Ai có thể tạo ra chong chóng?

  1. Nghệ nhân.
  2. Tất cả mọi người.
  3. Bác lao công.
  4. Bác thợ điện.

Câu 5: Các bộ phận chính của chong chóng là gì?

  1. Cánh chong chóng.
  2. Thân chong chóng.
  3. Trục chong chóng.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Yêu cầu đối với một chiếc chong chóng hoàn chỉnh là gì?

  1. Đầy đủ các bộ phận.
  2. Chắc chắn, cân đối.
  3. Cánh quay đều.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Có bao nhiêu bước làm chong chóng?

  1. 5
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Câu 8: Làm cánh chong chóng gồm bao nhiêu bước?

  1. 6
  2. 5
  3. 4
  4. 3

Câu 9: Làm thân và trục quay cánh chong chóng gồm bao nhiêu bước?

  1. 8
  2. 6
  3. 4
  4. 3

Câu 10: Chong chóng thường xuất hiện vào dịp Trung thu đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Em hãy sắp xếp các bước làm cánh chong chóng?

  1. Chọn giấy thủ công khác màu, vẽ và cắt một hình tròn có bán kính 1 cm. Bôi hồ và dán hình tròn chồng lên vị trí điểm O.
  2. Làm tương tự với các điểm đánh dấu còn lại của tờ giấy.
  3. Bôi hồ dán vào điểm đánh dấu. Gấp mép tờ giấy sao cho điểm đánh dấu dán chồng lên tâm O như hình.
  4. Dùng bút chì dánh dấu chấm tại các góc tờ giấy như hình.
  5. Vẽ 2 đường thẳng AC và BD cắt nhau tại tâm O. Trên các đoạn OA, OB, OC, OD dùng bút chì đánh dấu các điểm E, G, H, I cách tâm O khoảng 3 cm. Dùng kéo cắt theo các đoạn thẳng AE, BG, CH, DI.
  6. Chọn giấy thủ công màu, vẽ hình vuông có kích thước 16 cm x 16 cm. Cắt theo các cạnh được hình vuông.
  7. 5, 1, 2, 6, 4, 3
  8. 1, 2, 4, 3, 5, 6
  9. 1, 2, 3, 4, 5, 6
  10. 6, 5, 4, 3, 2, 1

Câu 2: Em hãy sắp xếp các bước làm thân và trục quay cánh chong chóng?

  1. Dùng ống hút giấy để làm thân chong chóng.
  2. Dùng băng dính giấy dán cố định 2 đoạn ống hút.
  3. Dùng một ống hút giấy khác cắt một đoạn dài khoảng 2cm.
  4. Dùng băng dính giấy quấn nhiều vòng ở một đầu que tre tạo chốt chặn. Luồn đầu còn lại của que tre vào lỗ đã tạo.
  5. Dùng đầu mũi compa tạo lỗ qua vị trí điểm O. Dùng que tre làm trục quay cánh chong chóng.
  6. 1, 3, 2, 5, 4
  7. 1, 2, 4, 3, 5
  8. 5, 4, 3, 2, 1
  9. 1, 3, 2, 4, 5

Câu 3: Để kiểm tra sản phẩm chúng ta cần làm gì?

  1. Lắc thật mạnh chong chóng để kiểm tra.
  2. Dùng băng dính giấy quấn nhiều vòng vào đầu phần còn lại của trục quay.
  3. Luồn trục quay vào đoạn ống hút ngắn của thân chong chóng.
  4. Thổi vào cánh của chong chóng, quan sát cánh chuyển động.

Câu 4: Những cách làm cánh chong chóng quay là?

  1. Để trong phòng.
  2. Để ngoài ban công có gió.
  3. Để trước quạt.
  4. Đáp án B, C đúng.

Câu 5: Chong chóng có thể làm bằng chất liệu nào khác?

  1. Xi măng
  2. Gỗ
  3. Nhựa
  4. Vải

Câu 6: Chi phí tạo ra một chiếc chong chóng có đắt không?

  1. Không

Câu 7: Chong chóng đem lại lợi ích gì cho chúng ta?

  1. Cho chúng ta hiểu rằng gió có thể tạo một sức mạnh ly tâm làm cho chong chóng quay.
  2. Giải trí và giữ được nét văn hoá của dân tộc.
  3. Rèn luyện sự khéo tay.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Khi thực hành làm chong chóng, em cần chú ý những gì?

  1. Khi làm chong chóng, em cần chọn vật liệu thân thiện với môi trường.
  2. Sau khi làm xong sản phẩm, em cần thu dọn và vệ sinh khu vực thực hành.
  3. Đảm bảo an toàn trong khi thực hành làm chong chóng.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Chỉ người lớn mới có thể làm chong chóng đúng hay sai?

  1. Sai
  2. Đúng

Câu 10: Tiêu chí làm chong chóng là?

  1. Chong chóng có kiểu dáng và kích thước theo mẫu đã chọn.
  2. Các mối ghép và dán trên thân chong chóng chắc chắn.
  3. Chong chóng quay được, trang trí đẹp.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Sắp xếp các bước dưới đây để tạo thành các bước làm nên một chiếc đèn lồng quả cầu bằng giấy bìa cứng?

  1. Dùng dụng cụ đục lỗ vào 2 mép đầu của miếng giấy bìa cứng. Khi đục lỗ xong thì bạn gắn đinh mũ vào lỗ vừa đục để cố định những băng giấy khi tạo thành quả cầu.
  2. Bắt đầu phân từng mảnh giấy bìa cứng cho thật đều theo dạng hình tròn. Cần lưu ý khi quay,cần quay đều giữa các băng giấy và để được đẹp hơn thì cần chọn màu sắc sao cho thật đẹp để quả cầu được rực rỡ với nhiều tông màu sắc khác nhau.
  3. Cắt giấy thành những miếng nhỏ có kích thước 3 x 10cm. Xếp chúng cố định theo một hướng và cho và các mặt màu của miếng giấy lên phía trên.
  4. 3, 2, 1.
  5. 1, 2, 3.
  6. 2, 1, 3.
  7. 3, 1, 2.

Câu 2: Sắp xếp các bước sau đây một cách hợp lý để làm đèn lồng bằng giấy nhún lò xo?

  1. Cắm cố định đoạn kẽm làm đế cắm nến vào phần đế carton và dán vào đèn.
  2. Quấn đoạn dây kẽm vào đũa tre để làm lõi cắm nến.
  3. Lấy 1 tấm bìa cứng, cắt thành hình tròn để làm phần đế cho chiếc đèn. Dùng băng dính để cố định thân cho chiếc đèn.
  4. Xếp nhúng tờ giấy để tạo hình dáng cho chiếc đèn lồng. Sau đó quấn thành hình vòng tròn.
  5. Xếp chồng lên nhau như gấp quạt giấy theo chiều dài của tờ giấy.
  6. Cắt giấy theo khổ 40 x 50 cm hoặc 38 x 48 cm tuỳ vào sở thích.
  7. 2, 4, 6, 5, 3, 1.
  8. 5, 4, 3, 2, 1, 6.
  9. 6, 5, 4, 3, 2, 1.
  10. 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Khi làm chong chóng, em cần chọn … thân thiện với môi trường như giấy thủ công, giấy báo, que tre, dây dù,…”?

  1. Vật dụng
  2. Cách làm
  3. Dụng cụ
  4. Vật liệu

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Ý nghĩa của chong chóng tại Việt Nam?

  1. Dùng để thắp sáng và trang trí.
  2. Mang nét làn gió đến với người dân Việt Nam.
  3. Mang lại sự ấm no với mọi nhà.
  4. Nhớ về những khoảnh khắc yên bình trong gió lộng mát lành.

--------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm công nghệ 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm công nghệ 4 cánh diều, trắc nghiệm công nghệ 4 cánh diều bài 12: Làm chong chóng

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm công nghệ 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net