Qua phần Dịch thơ, hãy xác định một số đặc điểm của thể thơ tứ tuyệt Đường luật của bài Xa ngắm thác núi Lư.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1. Qua phần Dịch thơ, hãy xác định một số đặc điểm của thể thơ tứ tuyệt Đường luật của bài Xa ngắm thác núi Lư.

Câu 2. Có thể chia bài Xa ngắm thác núi Lư thành hai phần: câu đầu và ba câu còn lại. Hãy cho biết nhiệm vụ mỗi phần của bài thơ.

Câu 3. Xác định vị trí đứng ngắm thác nước của Lý Bạch và cho biết lợi thế của việc chọn điểm nhìn đó để quan sát và miêu tả cảnh vật.

Câu 4. Vẻ đẹp của thác nước đã được Lý Bạch miêu tả như thế nào trong cả bài thơ? Hãy phân tích để thấy được vẻ đẹp đó.

Câu 5. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao? Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật mà nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh đó.

Câu 6. Qua vẻ đẹp của cảnh vật được miêu tả trong bài thơ, em có thể thấy được những nét gì trong tâm hồn và tính cách của Lý Bạch?

Câu trả lời:

Câu 1. 

Bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

Câu 2. 

  • Phần 1: Miêu tả khung cảnh núi Hương Lô.
  • Phần 2: Miêu tả khung cảnh thác nước núi Lư.

Câu 3. 

"Dao khan bộc bố quải tiền xuyên"

(xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước.)

Từ hai chi tiết trên xác định nhà thơ đứng ngắm thác từ phía xa và ở một vị trí thấp hơn nhiều so với chiều cao của thác. Thác núi Lư từ trên cao ba nghìn thước đổ xuống nên phải có điểm nhìn xa như thế mới thu được toàn cảnh. Trước mắt ông, thác treo (quải) lên như dòng sông dựng ngược. 

Câu 4. 

Những vẻ đẹp khác nhau của thác nước:

  • Trong câu thứ hai: hình ảnh trung tâm của bức tranh là thác nước đã hiện lên ngay trước mắt chúng ta qua việc dùng từ “quải” rất thành công của tác giả: từ “quải” (treo) đã biến cái động thành tĩnh, vì đứng từ xa ngắm nên nhìn thác nước giống như một dải lụa trắng được treo giữa vách núi và dòng sông phía trước. Từ “quải” đã mang lại giá trị thẩm mĩ cao cho bài thơ, giúp cho hình tượng thác nước trở nên sống động và hùng vĩ.
  • Trong câu thứ ba: Tác giả đã miêu tả dòng thác chảy từ trên cao xuống “ ba nghìn thước”  trong trạng thái động ở các phương diện:
    • Tốc độ dòng chảy: “phi” (bay) nhanh khủng khiếp
    • Độ dốc của thác: “trực há” đổ thẳng xuống thành đường thẳng đứng vuông góc với dòng sông
    • Độ cao: cao vời vợi tới ba nghìn thước
    • Câu thơ như mở ra một không gian ba chiều rộng lớn, một khung cảnh hùng vì và tráng lệ.
  • Trong câu thứ tư: Tác giả thật hay so sánh hết sức là độc đáo. Dòng thác như dải Ngân Hà tuột khỏi chín tầng mây. Sự so sánh đó làm cho thác nước không chỉ kì vĩ mà rất đẹp và  huyền ảo.

Câu 5. 

Em thích nhất hình ảnh “Đứng xa trông dòng thác giống như một dòng sông treo trước mặt”. Trong câu thơ, nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật so sánh dòng thác với dải lụa trắng. Câu thơ gợi cho em khung cảnh, dòng nước chảy từ trên cao xuống đẹp như một dải lụa trắng treo trước dòng sông. Thác nước vốn tuôn trào đổ ầm ầm xuống núi đã biến thành một dải lụa mềm mại được treo lên giữa vách núi và dòng sông. Đó là một khung cảnh hùng vĩ nhưng cũng rất thơ mộng như chốn bồng lai tiên cảnh. 

Câu 6. 

Qua vẻ đẹp của cảnh vật được miêu tả trong bài thơ, em có thể thấy được Lý Bạch là có sự yêu mến, trân trọng, tự hào đối với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Trung Hoa. Qua bài thơ, người đọc cũng thấy được tài thơ điêu luyện, tâm hồn và tính cách hào phóng, mạnh mẽ của nhà thơ.

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com