1. Vị trí địa lí
Các quốc gia, vịnh biển, các vùng tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Các quốc gia tiếp giáp: Trung Quốc, Lào
- Vịnh biển tiếp giáp: Vịnh Bắc Bộ
- Các vùng tiếp giáp: Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung
2. Đặc điểm thiên nhiên và ảnh hưởng của thiên nhiên đến đời sống và sản xuất
a) Địa hình
- Hoàng liên sơn là dãy núi đồ sộ có đỉnh Phan - xi - păng cao nhất nước ta
- Ảnh hưởng của địa hình đến đời sống và sản xuất của người dân trong vùng:
Thuận lợi: Địa hình của vùng này thuận lợi phát triển thủy điện, lâm nghiệp, du lịch, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,...
Khó khăn: trong vùng có những nơi địa hình cao, hiểm trở, gây bất lợi cho cư trú và việc đi lại, sản xuất của người dân.
b) Khí hậu
- Đặc điểm khí hậu: Trung du và miền núi Bắc bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước, thường kéo dài 3 đến 4 tháng. Ở vùng núi cao rất lạnh, đôi khi có tuyết rơi. Vào mùa hạ, vùng có nhiệt độ cao, nắng nóng, mưa nhiều.
- Ảnh hưởng của khí hậu: khí hậu đa dạng tạo điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, vùng này có nhiều thiên tai như: lũ, rét đậm, rét hại, bão,... gây nhiều trở ngại đối với đời sống và sản xuất.
c) Sông, hồ
Các sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Gâm có tiềm năng phát triển thủy điện
Các hồ Ba Bể, Hòa Bình, Thác Bà,... có giá trị về thủy lợi và du lịch.
3. Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai
Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai:
- Trồng rừng và bảo vệ rừng
- Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ thiên nhiên
- Di chuyển khỏi vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai