Quan sát Hình 4.1 và 4.2, so sánh điểm giống và khác nhau giữa mô hình Rutherford - Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử

I. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử

Câu 1: Quan sát Hình 4.1 và 4.2, so sánh điểm giống và khác nhau giữa mô hình Rutherford - Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử

Câu hỏi bổ sung: Hệ Mặt Trời hôm Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể quay quanh theo những quỹ đạo xác định. Hãy cho biết mô hình nguyên tử của nhà khoa học nào được gọi là mô hình nguyên tử, tương tự như hệ Mặt Trời?

Câu 2: Quan sát Hình 4.3, phân biết khái niệm đám mây electron và khái niệm orbital nguyên tử

Câu 3: Cho biết khái niệm orbital nguyên tử xuất phát từ mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr hay mô hình nguyên tử hiện đại

Câu 4: Quan sát Hình 4.4, hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa các orbital p (px, py, pz)

Câu trả lời:

Câu 1: Điểm giống nhau: electron chuyển động quanh hạt nhân

Khác nhau: 

Theo Rutherford: Hạt nhân nằm ở giữa, electron chuyển động quanh hạt nhân trên quỹ đạo đường đi xác định có hình tròn hoặc hình bầu dục

Theo mô hình hiện đại: electron chuyển động hỗn loạn không có quỹ đạo xác định quanh hạt nhân

Chỉ xác định được khoảng không gian mà electron chuyển động trong đó, khoảng không gian đó gọi là Orbital nguyên tử

Câu hỏi bổ sung: Mô hình nguyên tử theo Rutherford - Bohr được gọi là mô hình hành tinh nguyên tử.

vì nó giống hệ mặt trời của chúng ta:

  • Hạt nhân là Mặt Trời
  • Electron là Mặt Trăng, Trái Đất và các ngôi sao khác xoay quanh Mặt Trời.

Câu 2: Đám mây nguyên tử được tạo thành khi các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân với xác suất tìm thấy không giống nhau

Orbital nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron khoảng 90%.

Câu 3: Khái niệm orbital nguyên tử xuất phát tử mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr

Câu 4: Giống nhau: đều có dạng hình số tám

Khác nhau giữa các orbital là: 

Orbital px có dạng hình số tám hướng theo trục x

Orbital py có dạng hình số tám hướng theo trục y

Orbital pz có dạng hình số tám hướng theo trục z

Xem thêm các môn học

Giải hóa học 10 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com