1. Nhiệt độ
Quan sát:
- Cốc nước có đá (C) có nhiệt độ thấp nhất nên lạnh nhất vì nhiệt độ của cục đá lạnh truyền vào cốc làm cho cốc lạnh thêm.
- Cốc nước nguội (A) có nhiệt độ bình thường vì không có gì tác động vào nó.
- Cốc nước nóng (B) có nhiệt độ cao nhất nên nóng nhất.
Câu hỏi và thảo luận:
(1) Nhiệt độ nước khi đun sôi cao hơn lúc chưa đun.
(2) Nhiệt độ người khi sốt cao hơn khi khoẻ mạnh.
(3) Nhiệt độ ngoài trời ở một nơi vào buổi trưa nắng cao hơn vào buổi sáng sớm.
2. Nhiệt kế
Quan sát:
Câu 1. Mục đích sử dụng của mỗi loại nhiệt kế trong các hình:
- Hình 3,4,5: dùng để đo nhiệt độ cơ thể.
- HÌnh 6: dùng để đo nhiệt độ không khí.
- Hình 7: dùng để đo nhiệt độ của nước.
Câu 2.
- Nhiệt kế trong hình:
(3) chỉ: 37 độ C
(4) chỉ: 36,5 độ C
(5) chỉ: 36,5 độ C
(6) chỉ: 25 độ C
(7) chỉ: 0 độ C
- Số chỉ của nhiệt kế cho em biết: nhiệt độ thực tế của vật đuọc đo nhiệt độ.
Thí nghiệm thực hành:
Thí nghiệm 1.
Kết quả: Nhiệt độ phòng lúc này là 28 độ C
Thí nghiệm 2.
Kết quả: HS dựa vào sốchir của nhiệt kế để đọc kết quả.
3. Sự truyền nhiệt giữa các vật
Thí nghiệm thực hành:
Câu hỏi 1. Kết quả đo được cho thấy nhiệt độ của nước trong cốc giảm xuống và nước trong chậu tăng lên.
Câu hỏi 2. Kết quả này giống với dự đoán của em ngay từ lúc bắt đầu bài học.
Câu hỏi 3. Trong thí nghiệm trên, nhiệt truyền từ cốc nước nào sang nước trong chậu.
Câu hỏi và thảo luận:
Câu 1. Khi bị nước nóng đổ vào tay, nhanh chóng đưa tay vào chậu nước nguội sạch hoặc dưới vòi nước chảy thì sẽ cảm thấy đỡ bỏng rát vì khi đó nước nguội sẽ làm giảm nhiệt độ ở vùng tay bị nước nóng đổ lên.
Câu 2. Túi sưởi có thể giúp làm ấm người vì: nhiệt độ ấm từ túi sưởi truyền vào cơ thể nguòi làm người ấm lên.
Luyện tập, vận dụng:
- Một số cách làm cho thức ăn nóng lên: hâm thức ăn bằng lò vi sóng, đun thức ăn trên bếp lửa.
- Một số cách làm cho thức ăn nguội đi: Bỏ thức ăn ở nhiệt độ phòng hoặc để trước quạt hoặc bỏ vào tủ lạnh.