Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Trong Chủ đề 2, HS học về:
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
NỘI DUNG 1: HÁT – LÍ ĐẤT DÒNG
- GV yêu cầu HS kể tên/hát những bài dân ca Việt Nam phổ biến tại địa phương nơi các em đã đang
- GV giới thiệu nội dung chính và mục tiêu của nội dung hát.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV nêu yêu cầu cho HS: Kể tên và hát bài dân ca Việt Nam phổ biến mà em biết hoặc tại địa phương nơi các em đang học tập.
- GV gợi ý cho HS: Cò lả, Bà Rằng bà Rí, Ba quan, Bèo dạt mây trôi, Cây trúc xinh, Trống cơm, Lý giao duyên, Mẹ nựng con.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế để thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS kể tên và hát bài dân ca Việt Nam phổ biến mà em biết hoặc tại địa phương nơi các em đang học tập.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, quan sát phần trả lời và trình bày bài hát của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết qủa thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- GV dẫn dắt HS vào tiết học: Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam. Thể loại này có nhiều làn điệu từ khắp các miền cộng đồng người, thể hiện qua có nhạc hoặc không có của các dân tộc Việt Nam, do chính người dân lao động tự sáng tác theo tập quán, phong tục. Các làn điệu dân ca được thể hiện với phong cách bình dân, sát với cuộc sống lao động mọi người. Các dịp biểu diễn thường thường là lễ hội, hát làng nghề. Thường ngày cũng được hát lên trong lao động để động viên nhau, hay trong tình yêu đôi lứa, trong tình cảm giữa người và người. Tuy nhiên mỗi tỉnh thành của Việt Nam lại có âm giọng và ca từ khác nhau nên dân ca cũng phân theo tỉnh cho dễ gọi vì nó cũng có tính chung của miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu và học bài hát Lí đất dòng.
Hoạt động: Hát – Lí đất dòng
- GV giới thiệu tên và xuất xứ của bài dân ca.
- GV hướng dẫn HS hát bài dân ca Lí đất dòng theo các bước.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu cho HS một số thông tin về tên và xuất xứ của bài dân ca Lí đất dòng. - GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, đọc lướt lời ca và chia câu hát bài dân ca. - GV cho HS nghe mẫu toàn bài hát, HS theo dõi và hát nhẩm theo. - GV hát mẫu cho HS nghe. - GV cho HS khởi động giọng bằng cách luyện thanh, mở rộng âm vực (chú ý hơi thở khẩu hình. - GV cho HS tập hát từng câu: + GV đàn từng câu, hát mẫu và yêu cầu HS nhắc lại. + GV yêu cầu HS tự nhắc lại câu hát mà không nghe hát mẫu. + GV cho HS hát nối tiếp từng câu mới và những câu vừa học trước đó. - GV lưu ý cho HS những vị trí ngắt hơi, lấy hơi. - GV yêu cầu HS hát đầy đủ cả bài với cấu trúc hoàn thiện cùng nhạc đệm. - GV yêu cầu HS nêu cảm nhận sau khi nghe và học hát về bài dân ca Lí đất dòng. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV thông tin về tên và xuất xứ bài dân ca Lí đất dòng. - HS luyện tập hát bài dân ca Lí đất dòng theo các bước. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một nhóm, cá nhân HS trình bày bài dân ca Lí đất dòng. - GV yêu cầu 2 – 3 HS nêu cảm nhận sau khi nghe và học bài hát. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, quan sát phần trình bày của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS những chỗ hát chưa đúng. - GV khích lệ, động viên HS. | Hát – Đến với con người Việt Nam tôi - Tên và xuất xứ bài dân ca + Dân ca Việt Nam rất phong phú, đa dạng và luôn có những đặc trưng riêng đối với mỗi thể loại của từng vùng miền. + Lí đất dòng (tên khác là Lí đất giồng) là bài dân ca Nam Bộ phố biến, có giai điệu quen thuộc được viết bằng năm âm Rê, Pha, Son, La, Đó. + Ca từ mộc mạc, tiết tấu đơn giản kết hợp với nhịp độ khoan thai khiến cho bài dân ca trở nên dễ hát, dễ thuộc và gần gũi với người dân. - Cấu trúc của bài hát: + Câu 1: Trên đất dòng mình trồng khoai lang./ + Câu 2: Trên đất dòng mình trồng dưa leo./ + Câu 3: Hỡi cô gánh nước đường xa,/ còn bao gánh nữa/ để qua qua gánh giùm. + Câu 4: Tang tính tình là tình tính tang./ + Câu 5: Tủi thân con khỉ ở lùm,/ cuốc không mà lo cuốc/ lo dòm lo dòm người ta/ tang tình tang tính tình tang.
|
----------------------Còn tiếp------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác