Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../…
BÀI 5. THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU CƠ KHÍ THÔNG DỤNG
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
Sau khi học xong bài này, HS sẽ:
- Nhận biết được tính chất cơ bản của một số vật liệu bằng phương pháp đơn giản.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Nhận biết được các tính chất cơ bản của một số vật liệu bằng phương pháp đơn giản.
- Phẩm chất
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV:
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Máy tính, máy chiếu.
- Các vật liệu: gang, thép, hợp kim nhôm, hợp kim đồng, nhựa có kích thước phù hợp.
- Dụng cụ: ê tô, kim, búa nguội, đe nhỏ, dũa kim loại
- Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi và báo cáo thực hành theo mẫu sau:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Giúp tạo tâm thế hào hứng trước khi bước vào bài thực hành.
- b) Nội dung: GV yêu cầu HS nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí thông dụng thông qua trò chơi.
- c) Sản phẩm: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức trò chơi “Mò vật đoán đồ”: Trong hộp có chứa các vật liệu cơ khí thông dụng, nhiệm vụ của HS phải đoán chính xác tên của vật liệu mình đang cầm.
- Luật chơi: Mỗi cắp đôi có thời gian chơi là 3 phút, 1 HS bịt mắt và cho tay vào trong hộp sờ vật liệu, HS còn lại nhìn thấy đồ vật và đưa ra những gợi ý vật liệu đó nhưng không được nói tên trực tiếp. Cặp đôi nào đoán đúng tên nhiều loại vật liệu nhất thì nhóm đó chiến thắng.
- GV mời lần lượt 3 cặp HS lên chơi trò chơi sau khi phổ biến luật chơi.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS tham gia trò chơi, các bạn phía dưới không nhắc tên vật liệu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: Công bố nhóm đoán được nhiều tên vật liệu nhất và tuyên dương khen thưởng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá phần chơi trò chơi của các cặp, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới - Bài 5. Thực hành nhận biết tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí thông dụng.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động thực hành
----------------Còn tiếp----------------
Soạn mới giáo án Công nghệ cơ khí 11 cánh diều bài 5: Thực hành: Nhận biết tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí thông dụng