Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được chữ tín là gì, biểu hiện của giữ chữ tín và vì sao phải giữ chữ tín.
- Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
· Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
- Năng lực giáo dục công dân:
· Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.
3. Phẩm chất
- Trung thực: biết giữ chữ tín, phê phán những người không biết giữ chữ tín.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 7.
- Tranh ảnh, truyện thơ, thành ngữ, tục ngữ, bài hát, những ví dụ thực tế gắn với chủ đề Giữ chữ tín.
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Giáo dục công dân 7.
- Đọc trước Bài 4 trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS; huy động những kinh nghiệm thực tế của HS về giữ chữ tín.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia sẻ trải nghiệm; HS chia sẻ trước lớp.
c. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của HS về việc giữ lời hứa, giữ chữ tín.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS chia sẻ trải nghiệm:
+ Trong cuộc sống, có khi nào em cam kết hoặc người khác cam kết với em một điều gì đó mà không thực hiện chưa?
+ Lúc đó em cảm thấy thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS chia sẻ câu chuyện thực tế của bản thân.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học: Giữ chữ tín là giữ niềm tin – một phẩm chất đạo đức cao quý, là sợi dây bền chặt liên kết con người với nhau, giúp mỗi người thành công hơn trong cuộc sống và công việc, góp phần xây xã hội ổn định và phát triển. Bài học này giúp em hiểu được thế nào là giữ chữ tín, biết giữ chữ tín qua những việc làm cụ thể như thực hiện đúng lời hứa, cam kết, trung thực trong lời nói và việc làm. Chúng ta cùng vào Bài 4: Giữ chữ tín.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chữ tín và giữ chữ tín
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm chữ tín và giữ chữ tín.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc câu chuyện “Cậu bé đánh giày” SGK tr.18, 19, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời và ghi được vào vở khái niệm chữ tín và giữ chữ tín.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện 1 HS đứng dậy trước lớp đọc to, rõ ràng câu chuyện “Cậu bé đánh giày” SGK tr.18, 19. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Việc cậu bé cố gắng tìm cách trả lại tiền cho vị đạo diễn đã thể hiện điều gì?
- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: + Theo em, thế nào là chữ tín? + Giữ chữ tín là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc câu chuyện “Cậu bé đánh giày” SGK tr.18, 19, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về chữ tín và giữ chữ tín. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu khái niệm chữ tín và giữ chữ tín Đọc câu chuyện “Cậu bé đánh giày” Việc cậu bé cố gắng tìm cách trả lại tiền cho vị đạo diễn đã thể hiện rằng cậu bé là một người biết giữ lời hứa và rất cố gắng để thực hiện được lời hứa của mình. Thế nào là chữ tín, giữ chữ tín - Chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau. - Giữ chữ tín là coi trọng, giữ niềm tin của mọi người đối với mình.
|
--------------- Còn tiếp --------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác