Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều bài 4: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Soạn mới Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều bài Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: DÂN CƯ, HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

(4 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Nhận xét được một cách đơn giản sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thông qua lược đồ phân bố dân cư.
  • Nêu được một số cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Mô tả được một số nét văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (chợ phiên vùng cao, lễ hội Tồng Ngồng, múa Xòe Thái).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp hợp tác: bước đầu sử dụng được ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin về một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; thực hiện nhiệm vụ theo nhóm; trao đổi tích cực, có hiệu quả với thầy cô và bạn bè.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: khả năng giải quyết các nhiệm vụ học tập độc lập và theo nhóm; tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực đọc hiểu và tự tìm kiếm được những thông tin về dân cư, hoạt động sản xuất, văn hoá đặc trưng của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Từ những nguồn tư liệu, nêu được nhận xét về đặc điểm, ý nghĩa của các nét văn hoá của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với dân tộc đó nói riêng và đối với đất nước nói chung.
  • Khả năng sử dụng được các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí để thảo luận về một nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Tôn trọng sự da dạng văn hóa của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Chăm chỉ: Tự giác tìm hiểu, khám phá tri thức liên quan đến nội dung bài học.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh về một số dân tộc, chợ phiên vùng cao, lễ hội Lồng Tồng, xòe Thái ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Video clip về cách khai thác tự nhiên (làm ruộng bậc thang, xây dựng các công trình thủy điện, khai thác khoáng sản) (nếu có).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

- Huy động những hiểu biết của HS về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc phần Khởi động (SHS tr.19) và nêu câu hỏi: Nếu được đi du lịch đến vùng này, em mong muốn được chiêm ngưỡng cảnh vật và nét văn hóa nào nơi đây?

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 4 – Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Dân cư

Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Kể được tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Hiểu và nhận xét được sự phân bố dân cư thông qua việc quan sát lược đồ phân bố dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận nhóm (4HS/nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc thông tin, quan sát hình 1 và thực hiện yêu cầu:

+ Kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Nêu tên những tỉnh có mật độ dân số dưới 100 người/km2 và từ 100 đến 500 người/km2.

+ Nhận xét về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Kinh, Mường, Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao…

+ Những tỉnh có mật độ dân số dưới 100 người/km2: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La.

   Những tỉnh có mật độ dân số từ 100 đến 500 người/km2: Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh.

+ Nhận xét về sự phân bố dân cư:

·        Dân cư thưa thớt

·        Phân bố có sự khác nhau giữa miền núi và trung du. Ở những vùng cao thì dân cư thưa hơn các vùng thấp và đô thị.

* Hoạt động sản xuất

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động làm ruộng bậc thang

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được cách thức làm ruộng bậc thang ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành các nhóm (4HS/nhóm) và nêu nhiệm vụ: Đọc thông tin và quan sát hình 2 (SHS tr.21), em hãy cho biết

Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? Người dân làm ruộng bậc thang như thế nào?

Người dân thường trồng cây gì trên ruộng bậc thang?

 

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Ruộng bậc thang thường được làm ở sườn núi, sườn đồi có nguồn nước từ khe suối, có khả năng tạo mặt bằng, ít sỏi đá.

+ Người dân làm ruộng bậc thang bằng cách san thành các mặt bằng ruộng nối tiếp nhau như bậc thang và làm bờ để giữ nước, chặn đất khỏi bị xói mòn.

+ Người dân thường trồng lúa nước trên ruộng bậc thang.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về hoạt động xây dựng các công trình thủy điện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được cách thức xây dựng các công trình thủy điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành các nhóm (4HS/nhóm) và nêu nhiệm vụ: Đọc thông tin về cách thức xây dựng các công trình thủy điện (SHS tr.21), em hãy cho biết

Nêu cách khai thác sức nước để sản xuất điện.

Tìm và chỉ hai nhà máy thủy điện Hòa Bình và Sơn La trên hình 1 (SHS tr.15).

- GV gợi ý câu 2: Hai nhà máy thủy điện nằm trên sông Đà.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Nhà nước và nhân dân đắp đập, ngăn sông tạo thành hồ lớn và dừng sức nước chảy từ trên cao xuống để chạy tua – bin sản xuất điện.

+ Nhà máy Thủy điện Hòa Bình và nhà máy Thủy điện Sơn La là hai nhà máy thủy điện lớn hàng đầu của nước ta và khu vực Đông Nam Á.

- GV mở rộng kiến thức:

Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng tại tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà, được khánh thành vào năm 1994; có công dụng: phòng chống lũ lụt, phát điện, cung cấp nước tưới tiêu, phục vụ giao thông vận tải.

 

Nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng tại tỉnh Sơn La, trên dòng sông Đà, được khánh thành vào năm 2012, là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về hoạt động khai thác khoáng sản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được cách thức khai thác khoáng sản ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc phần khởi động.

 

 

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm, thực hiện các nhiệm vụ được giao.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận; các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

---------------- Còn tiếp ----------------

Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều bài 4: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN POWERPOINT:

  • Khi đặt: nhận giáo án kì I + 1/2 kì 2
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

Với Toán, Văn:

  • Word: 300k/kì - 350k/cả năm
  • Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 550k/kì - 650k/cả năm

Với các môn còn lại:

  • Word: 200k/kì - 250k/cả năm
  • Powerpoint: 250k/kì - 300k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm

LƯU Ý:

  • Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí:
    • Word 5 môn GVCN: 800k/cả năm
    • Powerpoint 5 môn GVCN: 1000k/cả năm
    • Word +Powerpoint 5 môn GVCN: 1600k/cả năm

=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều mới, soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 mới cánh diều bài Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, giáo án soạn mới Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay